24 Cách Chữa Đau Răng Tại Nhà Hiệu Quả Cấp Tốc

24 Cách Chữa Đau Răng Tại Nhà Hiệu Quả Cấp Tốc

Dân gian ta có câu nói “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”, vậy có những cách chữa đau răng tại nhà nào hiệu quả nhanh chóng và an toàn. Hãy tham khảo ngay TOP 24 cách trị đau răng dưới đây.

Tổng hợp cách chữa đau nhức răng ai cũng nên biếtTổng hợp cách chữa đau nhức răng ai cũng nên biết

1. Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu 

Hiệu quả hỗ trợ làm giảm các cơn đau răng của nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh. Những người đang gặp tình trạng này, sau khi dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu 1 – 2 ngày sẽ thấy giảm đi đáng kể.

nuoc-suc-mieng-duoc-lieu-ngoc-chaunuoc-suc-mieng-duoc-lieu-ngoc-chau

Hiệu quả của sản phẩm này đến từ thành phần cúc La Mã có tác dụng giảm đau, ngừa viêm; cùng với tinh chất hoa hòe, cam thảo có tính kháng khuẩn, kháng viêm. Kết hợp với các dược liệu khác như tinh dầu tràm, trà xanh, bạc hà, lô hội. Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu góp phần tăng cường sức khỏe răng miệng, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý về răng nướu hiệu quả. 

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Ngậm 15 – 30ml nước súc miệng trong khoảng 30 giây. 

  • Sau đó nhổ nước súc miệng ra ngoài, có thể súc miệng lại với nước lọc hoặc không. 

  • Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần. 

2. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu 

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu là sản phẩm được các nha sĩ khuyên dùng để vệ sinh răng miệng hàng ngày. Đặc biệt phù hợp cho những người đang bị đau răng, nhiệt miệng, viêm nướu răng, tụt lợi, chảy máu chân răng và sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa như niềng răng, tẩy trắng răng, nhổ hoặc lấy cao răng. 

Thành phần của sản phẩm gồm các dược liệu lành tính, thường được sử dụng trong dân gian và y học cổ truyền để chăm sóc răng miệng. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, các dược liệu dược kết hợp với nhau theo một tỉ lệ chính xác, bổ trợ công năng cho nhau, hỗ trợ phát huy tối đa công dụng bảo vệ răng miệng và góp phần ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.

kem-danh-rang-duoc-lieu-ngoc-chau-chinh-hangkem-danh-rang-duoc-lieu-ngoc-chau-chinh-hang

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Sử dụng một lượng kem đánh răng vừa đủ. Đối với trẻ em từ 2 – 6 tuổi, chỉ dùng một lượng nhỏ bằng hạt đậu. 

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. 

Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu theo đúng hướng dẫn, sau 2 – 4 tuần sẽ thấy các vấn đề về răng miệng của bạn được cải thiện đáng kể.

3. Chườm đá lạnh 

Chườm lạnh sẽ giúp làm giảm đau răng cấp tốc hiệu quả, nhờ tác dụng co mạch máu ở những khu vực bị đau. Bạn chỉ cần bọc đá lạnh vào một chiếc khăn sạch, rồi chườm 5 phút, sau đó nghỉ 10 phút, cảm giác khó chịu sẽ biến mất. Thực hiện mỗi ngày không quá 5 lần.

Chườm đá là cách giảm đau cấp tốcChườm đá là cách giảm đau cấp tốc

4. Nước cốt tỏi giảm đau răng

Trong thành phần của tỏi có chứa nhiều allicin, giúp giảm đau hiệu quả. Bạn hãy nghiền nát một tép tỏi tươi, sau đó trộn với muối, rồi đắp lên vùng răng đau. Thực hiện cách này mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần đắp không quá 15 phút. Đây là một trong những cách giảm đau nhanh nhất, nhưng bạn nên nhớ pha loãng tỏi cùng nước ấm, để tránh làm kích ứng hoặc bỏng nướu.

Tỏi có tính kháng viêm, diệt khuẩn caoTỏi có tính kháng viêm, diệt khuẩn cao

5. Tinh dầu bạc hà 

Dùng bạc hà cũng là một trong những cách được nhiều người áp dụng thành công. Bạn có thể thực hiện theo 3 cách sau: 

  • Uống trà bạc hà; hoặc dùng trà bạc hà để súc miệng hàng ngày, mỗi lần súc miệng khoảng 2 – 3 phút. 

  • Dùng túi trà bạc hà sau khi hãm đặt vào vùng răng đau khoảng 5 – 10 phút. 

  • Thấm vài giọt tinh dầu bạc hà vào tăm bông, sau đó chấm nhẹ vào chỗ bị đau. 

6. Cách trị nhức răng bằng lô hội

Lô hội có tác dụng làm lành các vết thương nhanh chóngLô hội có tác dụng làm lành các vết thương nhanh chóng

Trong tinh chất lô hội có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, có tác dụng làm lành các vết thương nhanh chóng. Do đó, bạn có thể áp dụng cách sau:

  • Lô hội rửa sạch và bóc vỏ. 

  • Áp trực tiếp gel lô hội lên vùng răng bị đau và massage nhẹ nhàng trong vài phút. 

Bạn có thể áp dụng cách này nhiều lần trong ngày để giảm cảm giác khó chịu. 

7. Nhai hành tây

Dù có mùi không hề dễ chịu, nhưng phương pháp nhai hành tây sống sẽ giúp giảm các cơn đau răng cấp tốc do niềng răng hay tẩy trắng răng. Vì hành tây có tính kháng khuẩn, kháng viêm; có khả năng tiêu việt vi khuẩn gây viêm nướu, sâu răng và chảy máu chân răng rất tốt. Nhai hành tây mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần không quá 3 phút. 

8. Cỏ lúa mì 

Cỏ lúa mì có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêmCỏ lúa mì có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm

Cỏ lúa mì có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm nên có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và giảm viêm nhiễm nhanh chóng. Do đó, dùng cỏ lúa mì cũng giúp giảm các cơn đau hiệu quả. Cách thực hiện:

  • Cỏ lúa mì rửa sạch, xay nhuyễn với nước. 

  • Dùng hỗn hợp trên để súc miệng 2 lần/ngày. 

9. Cách trị đau răng từ lá trầu không

Thành phần của lá trầu không có tính kháng sinh mạnh, nên có tác dụng điều trị các cơn đau hiệu quả, phương pháp này làm như sau

  • Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước, rồi cắt nhỏ. 

  • Giã nát lá trầu không với vài hạt muối, rồi hòa với 1 chén rượu trắng. 

  • Đợi khoảng 10 phút rồi gạn lấy phần nước trong. 

  • Dùng tăm bông nhúng vào hỗn hợp trên, sau đó thấm vào vùng răng bị đau của bạn. 

10. Rau dền

Rau dền giảm các cơn đau buốt răng rất hữu hiệuRau dền giảm các cơn đau buốt răng rất hữu hiệu

Nhắc đến rau dền chắc chắn sẽ khiến nhiều người nghi ngại, nhưng thực tế thì bài thuốc này giảm các cơn đau buốt răng rất hữu hiệu. Bạn có thể thực hiện theo cách sau: 

  • Rau dền rửa sạch, để ráo nước. 

  • Cho rau dền vào lò vi sóng hoặc nướng trực tiếp trên bếp lửa, cho đến khi khô lại rồi tán thành bột nhỏ. 

  • Dùng bột rau dền đắp lên chỗ đau khoảng 5 phút. 

  • Sau đó súc miệng bằng nước.

11. Súc miệng bằng nước lá ổi 

Lá ổi có tính chống viêm và kháng khuẩn, nên có tác dụng điều trị các cơn đau rất hiệu quả. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn tiến hành như sau: 

  • Lá ổi rửa sạch, để ráo nước. 

  • Chuẩn bị một nồi nước, cho lá ổi và một chút muối vào đun sôi. 

  • Đợi nước nguội bớt thì dùng để súc miệng 2 – 3 lần/ngày

12. Trị nhức răng với rễ lá lốt

Rễ lá lốt có hàm lượng thành phần bezylacetat caoRễ lá lốt có hàm lượng thành phần bezylacetat cao

Rễ lá lốt có tác dụng chữa nhức răng, sâu răng, viêm nhiễm và mọc răng khôn nhờ hàm lượng thành phần bezylacetat cao. Phương pháp này thực hiện như sau: 

  • Rễ lá lốt rửa sạch, rồi đem giã nát với muối, rồi chắt lấy nước.

  • Dùng tăm bông nhúng vào hỗn hợp trên, rồi thấm vào vùng răng bị đau khoảng 2 – 3 phút. 

  • Súc miệng lại bằng nước muối ấm. 

13. Cách chữa đau răng từ lá bàng

Nếu bạn đang bị những cơn đau “quấy nhiễu”, thì hãy dùng lá bàng để súc miệng theo cách dưới đây để làm giảm các cơn đau. 

Cách thực hiện: 

  • Lá bàng non rửa sạch, để ráo nước. 

  • Xay nhuyễn lá bàng với một chút muối và một cốc nước lọc. 

  • Chắt lấy nước để ngậm và súc miệng trong khoảng 5 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày để có được hiệu quả tốt nhất. 

14. Hoa cúc vàng 

Tinh chất trong hoa cúc có tác dụng giảm đau rất hiệu quả, nên đã có rất nhiều bài thuốc giảm đau sử dụng hoa cúc làm thành phần chính, bạn thực hiện như sau: 

  • Hoa cúc vàng rửa sạch rồi đem hãm cùng nước sôi. 

  • Pha hỗn hợp trên với rượu theo tỉ lệ 2:1, rồi để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

  • Sau 1 tuần thì dùng hỗn hợp trên để súc miệng hàng ngày. Mỗi lần súc miệng khoảng 2 – 3 phút. 

15. Nhựa đu đủ 

Nhựa đu đủ chữa các bệnh về răng miệng được ông cha truyền lạiNhựa đu đủ chữa các bệnh về răng miệng được ông cha truyền lại

Dùng nhựa đu đủ để điều trị các cơn đau do sâu răng gây ra cũng được nhiều người truyền tai nhau thực hiện. Do đó, bạn có thể áp dụng theo hướng dẫn dưới đây: 

  • Lấy nhựa đu đủ non thấm vào tăm bông.

  • Sau đó bôi vào vùng răng bị đau. 

  • Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch, tuyệt đối không nuốt nhựa đu đủ. 

16. Húng quế và hạt tiêu đen 

Sự kết hợp giữa húng quế và hạt tiêu đen sẽ giúp làm giảm các cơn đau hiệu quả, nhờ vào tính chất kháng viêm của hai nguyên liệu này. 

Cách thực hiện: 

  • Lá húng quế rửa sạch, để ráo nước rồi đem nghiền nát với hạt tiêu đen. 

  • Bôi hỗn hợp trên vào vùng răng bị đau để giảm các cơn đau. 

  • Khi các cơn đau đã thuyên giảm thì súc miệng lại bằng nước sạch. 

17. Mẹo chữa đau răng với nghệ 

Nghệ có tính kháng khuẩn, chống viêm; hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý về răng miệng do viêm nhiễm hiệu quả. Do đó, bạn có thể sử dụng nghệ tươi theo cách sau:

  • Nghệ tươi rửa sạch, cạo vỏ rồi giã nát. 

  • Đắp nghệ tươi vào vùng răng bị đau.

  • Khi cảm thấy các cơn đau đã dịu, thì súc miệng lại. 

18. Cách làm giảm đau răng bằng cam, chanh 

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong cam, chanh sẽ giúp làm dịu các đau nhức chỉ sau khoảng vài phút thực hiện. Với cách này, bạn làm theo hướng dẫn sau: 

  • Cam, chanh rửa sạch rồi ngâm vào nước muối loãng khoảng 5 phút, rồi thái lát mỏng.

  • Ngậm vài lát cam, chanh trong miệng khoảng 2 – 3 phút. 

  •  Súc miệng lại bằng nước sạch. 

19. Chữa đau răng với khoai tây

Khoai tây cũng có thể chữa nhức răngKhoai tây cũng có thể chữa nhức răng

Thêm một cách đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được, đó là dùng củ khoai tây tươi. Cách thực hiện như sau: 

  • Khoai tây rửa sạch, bóc vỏ rồi xay nhuyễn. 

  • Dùng hỗn hợp trên để đắp lên vùng răng bị đau khoảng 5 phút. 

  • Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. 

20. Giảm đau răng bằng gấc

Theo đông y, hạt gấc có tác dụng chống viêm và giảm đau rất tốt. Bạn có thể áp dụng bài thuốc từ hạt gấc để giảm các cơn ê buốt răng khó chịu. 

Cách thực hiện: 

  • Hạt gấc rửa sạch và bóc lớp vỏ bên ngoài. 

  • Nướng nhân hạt gấc chín vàng, rồi tán thành bột. 

  • Trộn bột hạt gấc với dấm, rồi chấm vào vùng răng bị đau. 

  • Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần. 

21. Quả bồ kết 

Bồ kết không chỉ nổi tiếng với công dụng dùng để gội đầu, mà còn có tác dụng giảm đau răng rất tốt. Bạn làm theo hướng dẫn sau:

  • Bồ kết khô rửa sạch rồi đem nướng cho cháy lớp vỏ bên ngoài. 

  • Ngâm bồ kết với rượu trắng theo tỉ lệ 1:4. 

  • Đợi sau 1 ngày, 1 đêm thì đem hỗn hợp này ra ngậm khoảng 5 phút rồi nhổ bỏ. 

22. Vỏ xoài

Xoài đúng có tác dụng sát trùng sát khuẩn chữa đau nhức do sâu răng, viêm nướu gây ra. Vì thế, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ vỏ xoài theo hướng dẫn sau: 

  • Đem vỏ xoài vào nước đun sôi. 

  • Sau đó đem hòa vào rượu trắng và dùng để súc miệng. 

  • Súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần không quá 5 phút. 

23. Dưa chuột 

Hơi mát từ dưa chuột cũng có hiệu quả trong việc làm dịu các cơn đauHơi mát từ dưa chuột cũng có hiệu quả trong việc làm dịu các cơn đau

Hơi mát từ dưa chuột cũng có hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau. Do đó, bạn có thể giã nát dưa chuột với một chút muối. Sau đó đắp lên vùng răng bị đau. Khi các triệu chứng thuyên giảm thì nhổ bỏ. Bạn có thể áp dụng cách này nhiều lần trong ngày. Sau mỗi lần thực hiện thì súc miệng lại bằng nước sạch. 

24. Tinh dầu tràm 

Tinh dầu tràm có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng, kháng viêm và giảm đau. Vì thế sử dụng tinh dầu tràm là một trong những mẹo giảm đau răng hiệu quả. Bạn có thể thực hiện như sau:

  • Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm vào bông tăm.

  • Thấm nhẹ bông tăm vào vùng răng bị đau. 

  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần để có được hiệu quả tốt nhất. 

Với rất nhiều cách chữa đau răng, nhức răng được chia sẻ ở trên, tin chắc rằng các bạn đã bỏ túi được cho mình rất nhiều mẹo hiệu quả. Chúc các bạn sớm loại bỏ được các cơn đau khó chịu.

Nguồn tham khảo / Source

Dược Liệu Ngọc Châu chỉ sử dụng các nguồn có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *