21 dấu hiệu mang thai (có bầu) CHUẨN XÁC chỉ sau 1 tuần quan hệ

[embed-health-tool-”due-date”]

9. Dấu hiệu mang thai sớm nhất có thể là ợ nóng

Sự thay đổi nồng độ hormone của cơ thể khi mang thai có thể khiến cho van giữa dạ dày và thực quản trở nên thư giãn. Điều này khiến axit dạ dày bị trào ngược dẫn đến ợ nóng.

Nếu rơi vào tình trạng này, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, ngồi thẳng sau ăn để giảm nhẹ cảm giác khó chịu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Những phương pháp phát hiện dấu hiệu có thai

10. Đầy hơi, táo bón

Tương tự như triệu chứng của một kỳ kinh nguyệt, tình trạng đầy hơi có thể là dấu hiệu có thai sau 1 tuần. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do sự thay đổi hormone, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm lại. Kết quả là bạn có thể bị táo bón khi mang thai tuần đầu. Tình trạng táo bón xảy ra lại khiến bạn tăng cảm giác đầy hơi.

11. Buồn nôn và nôn (ốm nghén) – Dấu hiệu mang thai thường gặp nhất

Dấu hiệu mang thai: ốm nghén

Ốm nghén (buồn nôn và nôn) là một trong những dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất, thậm chí đây còn có thể là dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh.

Biểu hiện này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả ban ngày lẫn ban đêm nhưng thường là vào buổi sáng. Một số phụ nữ có thể sẽ bị ốm nghén cả ngày khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi, thậm chí kiệt sức.

Dấu hiệu mang thai này có thể sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của bạn nhưng không gây nguy hiểm cho bào thai. Thông thường, triệu chứng buồn nôn và nôn sẽ hết trong vòng 16-20 tuần của thai kỳ.

12. Triệu chứng đau lưng là cách nhận biết có thai

Mang thai tuần đầu có đau lưng không là một thắc mắc tương đối phổ biến. Nếu bạn không khuân vác vật nặng hoặc không gặp bất kỳ chấn thương nào ảnh hưởng đến phần lưng nhưng lại bất chợt bị đau lưng, hãy nghĩ đến hiện tượng có thai. Đây cũng là một trong những mẹo nhận biết có thai tuần đầu đơn giản.

Nguyên nhân là khi có thai, cơ thể thay đổi nội tiết tố để thích nghi. Lúc này, một số khớp và dây chằng phải tự nới lỏng để sẵn sàng “mang vác” bào thai và chuẩn bị cho việc sinh nở. Trong nhiều trường hợp, dấu hiệu đau lưng tiến triển cùng với thai kỳ. Khi tuổi thai càng lớn, trọng lượng cơ thể của thai phụ càng làm tăng áp lực lên sống lưng, làm gia tăng nguy cơ bị đau lưng trong suốt thai kỳ.

13. Dấu hiệu mang thai: Bỗng nhiên khó thở, hụt hơi

Dấu hiệu mang thai: khó thở

Nếu bạn khỏe bình thường nhưng lại đột nhiên thấy khó thở, hụt hơi, nhất là vào ban đêm khi nằm ngủ, đây có thể là dấu hiệu thụ thai thành công sau quan hệ.

Khi bạn đậu thai, cơ thể thay đổi nội tiết tố. Điều này làm cho niêm mạc tử cung dày lên để hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bị khó thở hoặc hụt hơi trong khoảng thời gian đầu mang thai.

14. Có bầu có thể làm tăng nhịp tim

Thực tế là vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ, tim của bạn có thể bắt đầu đập nhanh hơn và mạnh hơn. Tình trạng đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim là dấu hiệu phổ biến trong thai kỳ. Điều này là do hormone gây ra.

Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu này bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để xác định chính xác liệu bạn mang thai hay là đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào khác.

15. Dấu hiệu mang thai: Huyết áp tăng và chóng mặt

Trong hầu hết các trường hợp, huyết áp cao hoặc bình thường sẽ giảm trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này cũng có thể gây ra cảm giác chóng mặt, vì các mạch máu của bạn bị giãn.

Ngay trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ đo huyết áp của bạn và ghi vào sổ khám thai để theo dõi trong suốt thai kỳ. Do đó, đo huyết áp là một trong những thăm khám thường quy sẽ được thực hiện suốt thai kỳ.

Nếu bị chóng mặt, bạn nên uống đủ nước và ăn nhẹ thường xuyên để giúp hạn chế tình trạng này và không đứng dậy hoặc bật dậy đột ngột.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu mang thai lần 2 – Có thai lần 2 khác lần 1 như thế nào?

16. Nhạy cảm với mùi vị là biểu hiện có thai tuần đầu?

Nhạy cảm với mùi là một trong những biểu hiện có thai dễ nhận biết. Khi bạn có thai, khứu giác sẽ nhạy cảm hơn với các loại mùi. Nếu như trước đây, bạn không có phản ứng bất thường với mùi vị của một số loại thực phẩm nhưng giờ lại có, nhiều khả năng bạn đã có thai.

Một số người không nhạy cảm với mùi, vị thực phẩm nhưng lại cực kỳ khó chịu với các loại mùi khác như nước hoa, xà phòng, dầu gội, sữa tắm hay mùi mồ hôi… Việc bỗng nhiên thấy mình nhạy cảm quá mức với các loại mùi vị cũng là cách nhận biết có thai tuần đầu mà bạn cần lưu tâm.

17. Hiện tượng có thai: Thèm ăn bất thường

Dấu hiệu mang thai: thèm ăn

Thèm ăn có phải dấu hiệu mang thai? Ở nhiều phụ nữ, dù trước đây họ không thích một loại đồ ăn nào đó hoặc ăn rất ít nhưng khi có thai, họ sẽ thay đổi khẩu vị. Một trong những dấu hiệu có bầu dễ nhận biết nhất là thèm ăn một (hoặc vài món) nào đó trong một thời gian.

18. Nhiệt độ cơ thể tăng có thể là dấu hiệu mang thai sớm

Nhiệt độ cơ thể có thể tăng khi bạn hoạt động thể chất, thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, nếu đã loại trừ các nguyên nhân kể trên mà nhiệt độ cơ thể vẫn tăng thì có thể xem đây là dấu hiệu mang sớm.

Nhiệt độ cơ thể cao hơn cũng có thể là một dấu hiệu mang thai. Nhiệt độ của cơ thể bạn cũng có thể tăng trong khi tập thể dục hoặc thời tiết nóng. Trong thời gian này, bạn sẽ cần đảm bảo uống nhiều nước hơn và tập thể dục một cách thận trọng.

19. Mẹo để biết có thai: Da ửng hồng, bóng dầu, nổi mụn

Sự kết hợp của tình trạng tăng thể tích máu và nồng độ hormone tăng cao hơn sẽ làm cho lượng máu qua các mạch nhiều hơn. Điều này khiến các tuyến dầu của cơ thể hoạt động quá mức nên có thể làm cho làn da của bạn ửng hồng và bóng dầu. Mặt khác, tình trạng da đổ quá nhiều dầu cũng là nguyên nhân khiến bạn nổi mụn khi mang thai tuần đầu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Quan hệ bao lâu thì biết có thai? Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm là gì?

20. Dấu hiệu có bầu: Âm đạo sậm màu hơn bình thường

Khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên khiến âm đạo và nhũ hoa đậm màu hơn. Đây cũng là dấu hiệu mang thai tháng đầu nhiều người gặp phải. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện này sẽ biến mất sau vài tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, với nhiều người, nó chỉ biến mất sau khi đứa trẻ ra đời.

Bạn có thể gặp phải tất cả các triệu chứng này hoặc chỉ một vài trong số đó. Ở tháng đầu mang thai, các dấu hiệu có thể xuất hiện rõ ràng hoặc không rõ, nên bạn sẽ cần chú ý hơn đến sức khỏe và những thay đổi của cơ thể để sớm nhận ra thai kỳ đã bắt đầu.

21. Tiết nhiều nước bọt

Có phải mấy hôm nay, bạn thấy khoang miệng mình tiết nhiều nước bọt hơn bình thường? Hiện tượng dư thừa nước bọt chính là sự khởi đầu của tình trạng ốm nghén, trào ngược axit hoặc ợ nóng – các triệu chứng mang thai rất phổ biến mà hầu như bà bầu nào cũng trải qua.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *