20 danh ngôn của Khổng tử
1. Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.
2. Người quân tử nghiêm khắc với mình, kẻ tiểu nhân khắt khe với người.
3. Quân tử rộng rãi bao dung, tiểu nhân hẹp hòi tính toán.
4. Sự nghiệp đừng mong bằng phẳng dễ đi, vì không gặp phải chông gai chí nguyện không kiên cường.
5. Làm việc đừng mong dễ thành, việc dễ thành lòng thường kiêu ngạo.
6. Làm ơn chớ mong đền đáp, mong cầu đền đáp ấy là có mưu tính.
7. Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay hắc ám tâm trí.
8. Với người đừng mong thuận chiều ý mình, vì được thuận chiều ý mình thì tất sanh tự kiêu.
9. Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu xa nổi dậy.
10. Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
11. Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
12. Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã.
13. Mọi thứ đều từ hư vô mà ra.
14. Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi.
15. Chim trước lúc chết cất tiếng bi thương, người trước lúc chết thường nói lời lương thiện.
16. Người không biết lo xa, tất gặp phải ưu phiền trước mắt.
17. Việc mình không muốn làm, đừng bắt người khác làm.
18. Danh không chánh, lời chẳng xuôi.
19. Người quân tử không đề bạt kẻ biết nói lời hay, cũng không được bỏ ngoài tai lời kẻ xấu nói phải.
20. Ai cũng có quyền được học hành được giáo dục, không phân biệt loại người.
Khổng Tử là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khâu hay Khổng Khưu (551 TCN – 479 TCN). Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông.
Trí tuệ và công đức của Khổng Tử được đúc kết trong mỹ tự Vạn thế sư biểu hoặc Đại thành chí thánh tiên sư.
Con cháu Khổng Tử kế thừa truyền thống tổ tiên, thế hệ nào cũng ghi chép gia phả để nhắc nhở con cháu về công lao của tổ tiên.
Năm 2005, dòng họ Khổng Tử được Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là gia tộc có bộ gia phả lâu dài nhất trong lịch sử thế giới, với 86 thế hệ con cháu được ghi chép lại đầy đủ, trải dài trên 2.500 năm.
Bộ gia phả không chỉ có giá trị to lớn với con cháu Khổng Tử, mà còn là tư liệu quý để tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc trong 2.500 năm qua.