20+ cách giảm đau bụng kinh tức thì đơn giản, hiệu quả có thể làm ngay tại nhà – ATZ Organic

Đau bụng kinh là triệu chứng phổ biến mà hầu như mọi phụ nữ đều gặp phải. Tuy không gây biến chứng về tình trạng sức khỏe, nhưng đau bụng kinh có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, làm các chị em dễ cáu gắt uể oải, mệt mỏi và giảm năng suất trong học tập, công việc.

Nghiêm trọng hơn, những cơn đau bụng kinh này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải các vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như: lạc nội mạc tử cung; viêm vùng chậu… có thể làm tổn thương ống dẫn trứng, làm tăng nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung,…

Làm sao giảm những cơn đau bụng kinh dữ dội? Làm thế nào để biết đây là những cơn đau bụng kinh bình thường hay đã đến lúc bạn cần gặp bác sĩ?…

Bài viết dưới đây của ATZ sẽ bật mí cho bạn tất tần tật những điều cần biết xoay quanh đau bụng kinh và 20+ cách giảm đau bụng kinh tức thì đơn giản, hiệu quả mà chúng ta có thể thực hiện ngay tại nhà (có cả những mẹo dân gian cực hiệu quả dành cho những nàng sợ uống thuốc nữa đấy).

Hãy tiếp tục theo dõi bài viết này!

Đau bụng kinh (hay thống kinh) là cơn đau khởi phát trước hoặc trong những ngày hành kinh, thường có mức độ từ nhẹ, âm ỉ đến dữ dội và quặn bụng. Đau bụng kinh xảy ra ở vùng bụng dưới và lan tỏa xuống vùng bẹn trong trường hợp tử cung co bóp quá mức.

Thời gian đau bụng kinh phụ thuộc vào cơ địa của từng người, có người chỉ đau vài tiếng nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 2 -3 ngày, ngày đầu tiên bao giờ cũng đau nhất. Các cơn đau này thường ở bụng dưới kèm theo đau mỏi lưng, đùi.

Có người sẽ chỉ bị đau âm ỉ không đáng lo ngại, nhưng có những người có thể bị đau bụng kinh dữ dội, chân tay bị lạnh, thậm chí là chân tay bị lạnh , tình trạng nặng hơn là đau quằn quại đến lả người , sốt mê mệt,…

đau bụng kinh

Hiện tượng đau bụng kinh được chia thành hai loại tùy theo căn nguyên: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

Nguyên nhân sinh lý (thống kinh nguyên phát)

Thống kinh vô căn hay còn gọi là thống kinh nguyên phát: gây đau nhẹ đến trung bình và thường xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên.

Nguyên nhân do căng thẳng ở các lần hành kinh đầu tiên của tuổi dậy thì, khi chưa hiểu rõ về hành kinh dẫn tới hiện tượng thống kinh với các mức độ khác nhau. Triệu chứng này một phần do các lớp cơ thành tử cung co thắt quá mức, các cơ bị thiếu oxy và dưỡng chất gây ra cơn đau, một phần do cơ thể sản xuất ra nhiều prostaglandin gây viêm thành tử cung. 

Bên cạnh đó vào những ngày “đèn đỏ”, tử cung thường có xu hướng co bóp mạnh nhằm đẩy tế bào chết, dịch nhầy và trứng rụng xuống âm đạo và đào thải ra bên ngoài. Đau bụng kinh do nguyên nhân trên đây được gọi là thống kinh nguyên phát hay đau bụng kinh sinh lý.

Bệnh lý tiềm ẩn (thống kinh thứ phát)

Thống kinh thứ phát thường ít gặp hơn, gây ra do một nguyên nhân bệnh lý nào đó. Tình trạng này có liên quan đến tuổi tác, thường gặp hơn ở phụ nữ từ 30 – 45 tuổi. Những rối loạn bệnh lý có khả năng gây ra đau bụng kinh thứ phát bao gồm:

  • Lạc nội mạc tử cung: Thông thường lớp nội mạc tử cung vốn ở bên trong tử cung, nhưng trong tình huống này lại lạc chỗ ra các vị trí khác bên ngoài tử cung như: ống dẫn trứng, buồng trứng,…. gây ra đau bụng dưới.
  • U xơ tử cung: Khối u phát triển trong tử cung có nguy cơ gây rong kinh và thống kinh.
  • Viêm vùng chậu: Khiến cho các cơ quan trong vùng chậu hông như tử cung, vòi trứng, buồng trứng bị viêm nhiễm.
  • Lạc tuyến nội mạc tử cung (adenomyosis): Là sự “lạc chỗ” của các tế bào thuộc lớp nội mạc tử cung vào lớp cơ tử cung, dẫn đến tình trạng đau bụng kinh thứ phát.
  • Dụng cụ tránh thai: Được đặt vào bên trong buồng tử cung để tránh khả năng thụ thai. Tuy nhiên, phương pháp này cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh ngoài ý muốn, đặc biệt là với những chu kỳ kinh nguyệt sau khi đặt dụng cụ tránh thai.

Tuy nhiên, đặc điểm chung của thống kinh thứ phát do mọi nguyên nhân đều do gia tăng lượng prostaglandin được tiết ra từ nội mạc tử cung, gây kích thích các cơ trơn tại tử cung khiến nữ giới bị hành kinh.

trieu chung dau bung kinh

Chu kỳ kinh nguyệt là tấm gương phản ảnh tình trạng sức khỏe sinh sản và mức độ trẻ hóa của người phụ nữ. Hành kinh mỗi tháng là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khoẻ mạnh giữa tuổi dậy thì đến khi mãn kinh. 

Tuy nhiên để phân biệt một cách rõ ràng nhất giữa những triệu chứng đau bụng bình thường và bất thường, chị em hãy chắc rằng mình đã nắm rõ những triệu chứng đau bụng kinh dưới đây.

Những triệu chứng đau bụng kinh thường gặp

Các cơn đau thường xuất hiện trước khi xuất hiện kinh từ vài giờ hoặc ngay khi thấy kinh và kéo dài đến vài ngày với các triệu chứng như: đau từng cơn, co rút bụng dưới, hướng của cơn đau lan tới ra sau lưng và mặt bên trong của đùi. Ngoài ra, có thể kèm theo một số triệu chứng như đau đầu, sốt, tiêu chảy, buồn nôn…

Khi nào đau bụng kinh cần khám bác sĩ?

Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu như dưới đây, đã uống thuốc giảm đau mà vẫn không đỡ, kèm theo các triệu chứng bất thường về kinh nguyệt như đa kinh, rong kinh, vô kinh,… hãy đến gặp bác sĩ ngay:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Ra máu bất thường giữa các lần hành kinh
  • Đau dữ dội khi quan hệ
  • Khí hư ra nhiều hoặc có mùi hôi

Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không?

Đau bụng kinh nguyên phát là một phần của chu kỳ kinh nguyệt nên hầu như không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản, tuy nhiên nếu là đau bụng kinh thứ phát thì có nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến thiên chức “làm mẹ” của người phụ nữ.

Chẳng hạn như, đối với lạc nội mạc tử cung và viêm xương chậu, khả năng có thể gây ra sẹo trong ống dẫn trứng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự gặp gỡ của tinh trùng và trứng để thụ tinh tạo thành hợp tử. Do đó, hãy chú ý kỹ các dấu hiệu bất thường và tìm gặp bác sĩ ngay bạn nhé!

Để giảm đau bụng kinh dữ dội nhanh chóng, thuốc giảm đau là cách nhiều người thường nghĩ tới đầu tiên. Tuy nhiên, vì sao phải lạm dụng thuốc khi bạn còn rất nhiều cách đơn giản, hiệu quả lại còn rất tự nhiên và không ảnh hưởng đến sức khỏe?

Đừng bỏ qua một loạt cách giảm đau bụng kinh siêu hiệu quả, có bằng chứng khoa học hẳn hoi và đã được hàng triệu chị em phụ nữ trên thế giới kiểm chứng mà ATZ sắp giới thiệu dưới đây!

Giảm đau bụng kinh với nước ấm mật ong

giam dau bung kinh bang nuoc am mat ong

Pha một thìa mật ong nguyên chất với nước ấm hoặc sữa ấm uống vào mỗi buổi sáng trong những ngày có kinh nguyệt sẽ giúp nàng giảm đau nhanh chóng.

Theo tạp chí Y khoa Archives Gynecology Obstetrics của Mỹ, mật ong có hiệu quả tương đương với axit mefenamic – một loại thuốc chống viêm không steroid trong việc làm giảm triệu chứng đau khi có kinh nguyệt. Trong khi axit mefenamic có thể gây ra một vài tác dụng phụ đáng kể như chóng mặt, tăng huyết áp, buồn ngủ hay các vấn đề rối loạn tiêu hóa thì mật ong lại là phương thuốc tự nhiên an toàn và hữu dụng hơn cả.

Cụ thể hơn, trong mật ong có nhiều magie, kali và canxi… giúp nhuận tràng, làm tăng cường sức đề kháng cớ thể, làm giảm đau bụng kinh và lượng máu kinh trong những ngày đèn đỏ, góp phần giảm thiểu cơn đau mà phụ nữ phải chịu đựng.

Nếu đã quá nhàm chán khi mỗi ngày đều uống nước ấm mất ong, nàng có thể thử đổi khẩu vị với các loại mật ong tinh chất thảo dược thơm ngon, kết hợp hài hòa giữa mật ong và các loại tinh chất 100% từ thiên nhiên: bạc hà, cam, sả, quế, chanh,… tốt cho sức khỏe, đảm bảo an toàn với enzymes và chất chống oxi hóa tự nhiên mang đến những công dụng tuyệt vời.

Vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng lại có thể hạ nhiệt cơn đau bụng kinh nhanh chóng, còn sự lựa chọn nào đơn giản cho các nàng hơn?!

Lưu ý: Không đun sôi mật ong trực tiếp ở nhiệt độ cao, vì các thành phần dinh dưỡng trong mật ong sẽ mất đi hoặc bị chuyển đổi do phản ứng với nhiệt nóng.

Uống trà gừng ấm giảm đau bụng kinh nhanh chóng

Uống trà gừng ấm là mẹo dân gian giảm đau bụng kinh thường được nhiều người áp dụng và rất hiệu quả. Trà gừng chứa hoạt chất Cineol có tác dụng thư giãn hệ thần kinh trung ương, ức chế dẫn truyền cơn đau và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, hoạt chất Zingerone và Gingerol trong gừng còn ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – chất trung gian gây viêm ở niêm mạc tử cung. Với tác dụng này, uống trà gừng có thể giảm nhanh cơn đau bụng kinh, đau thắt lưng và nhức mỏi cơ thể.

Ngoài ra gừng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và tinh dầu có mùi thơm đặc trưng. Uống trà gừng ấm vào những ngày “đèn đỏ” không chỉ làm giảm cơn đau mà còn cải thiện một số triệu chứng đi kèm như chán ăn, buồn nôn và khó chịu.

Vào những ngày đau bụng kinh, một ly trà ấm với những lát gừng tươi hoặc một muỗng mật ong tinh chất gừng thơm ngon chính là giải pháp giảm đau hữu hiệu cho các nàng. Hãy thử và xem cách này của ATZ có hiệu quả với bạn không nhé!

Đắp gừng trực tiếp lên bụng lập tức cải thiện cơn đau 

Gừng có khả năng điều hòa thân nhiệt cực kì hiệu quả. Hơi nóng của gừng sẽ thẩm thấu giúp cơ thể bạn nóng lên và làm giảm bớt sự khó chịu của những cơn đau. Đây là 1 trong những cách chữa đau bụng kinh tại nhà nhanh và hiệu quả nhất mà bạn không nên bỏ qua.

  • Giã nát hoặc cắt gừng thành từng lát.
  • Đắp trực tiếp lên vùng bụng dưới bị đau.
  • Đắp khoảng 6-8 phút bạn sẽ thấy cơn đau giảm dần.

Nói về khả năng làm ấm làn da bị lạnh để giảm đau bụng kinh nhanh chóng, ATZ bật mí với các nàng một sản phẩm đỉnh cao từ gừng, vừa giúp thư giãn cơ bắp, tăng cường tuần hoàn máu giúp nàng giảm đau mà còn có tác dụng dưỡng da và đem lại cảm giác thư giãn.

Những ngày hành kinh sẽ dễ chịu hơn rất nhiều nếu nàng thủ sẵn một lọ Dầu dừa quế như thế này.

Chườm nóng kết hợp với hương thơm

tui chuom bung 5

Những cơn đau bụng kinh hình thành do co thắt tử cung quá mức, khi cơ thể bị nhiễm lạnh thì tình trạng co thắt càng mạnh hơn. 

Do vậy, một trong những cách giảm đau bụng kinh hiệu quả và ấm áp nhất mà các chị em thường rỉ tai nhau áp dụng, đó là sử dụng túi chườm nóng đặt lên vùng bụng. Nhiệt độ ấm từ túi chườm sẽ giúp thư giãn cơ trơn của tử cung, nới giãn không gian của cột sống và thúc đẩy tuần hoàn máu làm dịu cơn đau bụng kinh.

Bạn có thể sử dụng các túi chườm bụng kết hợp hương thơm của các loại thảo dược, không chỉ tăng cường lưu thông khí huyết mà còn đem lại cảm giác thư thái, dễ chịu, giúp bạn dễ dàng vượt qua những cơn đau bụng kinh dữ dội.

Cách dùng túi chườm bụng thảo dược nóng lạnh đa năng của nhà ATZ cực kỳ đơn giản, các nàng đọc vào có thể hiểu và áp dụng được ngay. Trải nghiệm với ATZ nhé!

Cách sử dụng phương pháp nhiệt nóng:

  1. Xịt sương lên bề mặt bằng bình xịt, đưa túi chườm vào lò vi sóng, điều chỉnh chế độ vi sóng 1000w trong 2p30 – 3p30.
  2. Lấy túi chườm ra, lấy một chiếc khăn lót (có sẵn trong bộ túi chườm của ATZ), đặt túi chườm lên bụng và thư giãn thả lỏng. Sử dụng được trong 20-45 phút.

Nếu không có sẵn túi chườm bụng, bạn cũng có thể tận dụng một chai nước ấm để chườm.

Lưu ý: Không nên dùng nước quá nóng để chườm, da bụng rất mỏng sẽ dễ bị tổn thương.

Hoặc bạn có thể sử dụng những loại túi chườm khác nhưng hãy đảm bảo bạn đã đọc bài viết so sánh ưu nhược điểm các loại túi chườm để chọn được loại tốt nhất phù hợp với bạn.

Tắm nước ấm với dầu muối tắm khi đến kỳ kinh nguyệt

Như ATZ đã đề cập ở trên, nhiệt độ giúp dịu cơn đau bụng kinh. Do vậy, tắm nước ấm cũng có tác dụng thư giãn cơ thể cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, các chất có trong Dầu Muối tắm giúp giảm căng thẳng, ổn định chức năng máu và dây thần kinh, từ đó ức chế sự giải phóng prostaglandin và giảm đau bụng ngày “đèn đỏ”. 

Dầu Muối tắm Himalayan với các thành phần 100% từ thiên nhiên hoàn toàn lành tính và an toàn cho da, thân thiện với môi trường kích thích tuần hoàn, làm dịu cơn đau bụng kinh, giúp nàng tái tạo năng lượng và cân bằng cuộc sống.

Bạn hãy đổ nước nóng đầy bồn, pha sẵn một tách trà, lựa chọn một mùi hương Dầu Muối tắm như Lavender & Chang hay Sả & Cam rồi bật bản nhạc yêu thích. Việc còn lại chỉ là tận hưởng mà thôi!

Bạn cũng có thể nhỏ thêm vào bồn tắm một số loại tinh dầu như tinh dầu oải hương, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu quế,… để tăng hiệu quả giảm đau và thư giãn.

Ăn trứng gà và ngải cứu

Ăn ngon lại còn có tác dụng giảm đau bụng kinh, nàng tin không?

Ngải cứu (hay còn gọi là lá ngải) có vị đắng, tính ấm, có tác dụng cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, trừ hàn thấp,… Trứng gà có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ khí huyết, dưỡng âm, an thai, bồi bổ sau sinh,… Trứng gà kết hợp với ngải cứu không chỉ là món ăn quen thuộc mà còn có khả năng giảm đau bụng kinh cấp tốc. Cách chế biến rất đơn giản:

  • Chiên (rán) 2-3 quả trứng gà với 1 nhúm ngải cứu để ăn mỗi khi bị đau bụng.
  • Nếu lười ăn, bạn có thể lấy 15g lá ngải cứu khô sắc với nước uống, chia ra uống 2 lần/ngày, có thể thêm chút đường cho dễ uống nhé.

Lưu ý: Nếu bạn bị viêm gan, đang mang thai hay rối loạn đường ruột,,… thì không nên ăn ngải cứu. Chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều ngải cứu trong thời gian dài. 

Mẹo chữa đau bụng kinh bằng vỏ quýt

giam dau bung kinh bang vo quyt

Cách làm: 10g vỏ quýt, 30g gạo, 10g gừng tươi sắc cùng 300ml nước, sắc kỹ làm nước uống mỗi ngày giúp giảm đau bụng kinh.

Quýt là 1 loại quả giàu vitamin và chất xơ. Vỏ quýt chứa glycosid có khả năng mở rộng động mạch vành giúp tăng khả năng lưu thông máu. Do đó, chữa đau bụng kinh bằng vỏ quýt là cách thường được các bà các mẹ sử dụng và truyền lại cho con cháu. Bạn hãy thử áp dụng để xem hiệu quả như thế nào nhé.

Ăn tỏi phi hoặc uống rượu tỏi

Trong Đông Y, tỏi không chỉ là gia vị mà còn được sử dụng để chữa khá nhiều bệnh. Trong đó có đau bụng do thống kinh. Dưới đây, ATZ sẽ chia sẻ 2 cách chữa đau bụng kinh tức thì tại nhà với tỏi. Nếu có thiện cảm với loại gia vị này, đây chắc chắn là một trong những cách bạn nên thử vì hiệu quả bất ngờ.

  • Lấy 3 – 4 nhánh tỏi, bóc vỏ rồi đem phi thơm. Đợi tỏi nguội rồi rắc thêm ít đường để ăn. Bạn có thể chia số lượng này ra ăn 2 – 3 lần trong ngày.
  • Chuẩn bị khoảng 300g tỏi, bóc vỏ. Đem chần qua nước ấm rồi để ráo nước. Cho tỏi vào chai thủy tinh rồi đổ rượu để ngâm. Lưu ý rằng chỉ nên uống 1 ngụm nhỏ rượu tỏi vào ngày đầu chu kỳ kinh.

Xoa bóp vùng bụng giúp cải thiện cơn đau

Xoa bóp bụng là cách giảm đau bụng kinh phổ biến và hiệu quả rõ rệt. Bạn có thể sử dụng các tinh dầu có tính ấm như tinh dầu quế, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu sả kết hợp với động tác massage để tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn tử cung và giảm mức độ đau bụng kinh.

Bạn có thể thực hiện các động tác massage nhẹ theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế đến từ kênh Youtube To Health by Videojug để nhanh chóng làm dịu các cơn đau bụng kinh.

Cách chữa đau bụng kinh nhanh nhất bằng hình thức bấm huyệt

Bấm huyệt là hành

động tác động đến da thịt, hệ thống dây thần kinh, cơ quan thụ cảm, mạch máu làm thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết. Nhờ vậy tăng khả năng lưu thông khí huyết, sản sinh hormone endorphin giảm đau nội sinh, giãn cơ, giảm đau theo tiết đoạn thần kinh.

Sau khi xoa bóp bụng làm nóng các mô, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải phóng kinh mạch bị ứ trệ, bạn có thể tiếp tục kết hợp bấm huyệt để vừa hạn chế đơn đau bụng kinh vừa giúp cho tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.

Thuộc lòng mẹo trị đau bụng kinh với ba cách ấn huyệt dưới đây, chị em có thể dễ dàng ứng phó được với cơn đau bụng kinh dễ dàng.

Bấm huyệt tam nhãn

bam huyet giam dau bung kinh 01

Đây còn được gọi là huyệt giúp làm dịu cơn đau, khó chịu cho cả bệnh đau dạ dày, giúp chữa đầy bụng khó tiêu,…

Xác định vị trí của huyệt tam nhãn: Huyệt tam nhãn nằm ở ngón tay áp út thuộc đốt thứ 3 tính từ đầu ngón, huyệt tam nhãn nằm gần với điểm giao nhau giữa đốt thứ 2 và đốt thứ 3.

Sử dụng ngón tay cái ấn vào huyệt tam nhãn trên bàn tay kia một cách chính xác với lực vừa đủ. Ấn và giữ nguyên trong vòng 10 phút và sau đó thì đổi tay, ấn bàn tay còn lại.

Bạn nên thực hiện ấn huyệt tam nhãn thường xuyên để giảm thiểu những cơn đau trong ngày đèn đỏ nhé.

Ấn huyệt thái xung

bam huyet giam dau bung kinh 02

Bấm huyệt thái xung sẽ làm giảm các cơn đau do bụng kinh gây ra một cách rõ rệt. 

Xác định vị trí: Huyệt thái xung nằm ở vị trí trên mặt bàn chân, cách khe giữa ngón cái và ngón tiếp theo của chân khoảng 1,5 thốn huyệt vùng lõm được tạo bởi hai ngón chân trên.

Dùng ngón tay ấn nhẹ nhàng vào huyệt thái xung từ 3-5 phút. Thực hiện 1-2 lần/ ngày.

Ấn huyệt thập thất chùy hạ

bam huyet giam dau bung kinh 03

Huyệt thập thất chùy hạ hay còn có tên khác là huyệt Yêu Khổng, huyệt này chủ trị các cơn đau do thần kinh tọa, đau lưng đặc biệt còn cải thiện nhanh lưu thông khí huyết làm giảm cơn đau bụng kinh. Nhờ vào công dụng y học này, huyệt thập thất chùy hạ cũng là một trong các mẹo trị đau bụng kinh rất tốt, giúp chị em khỏe mạnh “sống chung với lũ”.

Xác định vị trí huyệt, dùng ngón tay ấn mạnh vào phần dưới xương chậu cho đến bắt gặp được chỗ đau thì đó chính là vị trí của huyệt thập thất chùy hạ.

Dùng ngón tay massage da vừa phải đến khi có cảm giác hơi đau. Lưu ý nên thực hiện đồng thời động tác vừa ấn vừa xoa bóp để giúp kinh nguyệt nhanh chóng thông suốt hơn. Thực hiện động tác trong vòng từ 3-5 phút.

Uống nước ấm trong những ngày “đèn đỏ”

Một cách giảm đau bụng kinh vô cùng đơn giản, dễ áp dụng và bạn nên làm ngay. Nghe có vẻ lạ nhưng uống nhiều nước hơn giúp ngăn ngừa tình trạng tích nước trong cơ thể. Kết quả là bạn sẽ tránh được cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Thay vì nước lạnh, nên uống nước ấm hoặc nóng sẽ giúp giãn cơ và loại bỏ các cơn đau bụng kinh.

Nếu bạn không thích uống nước, hãy thử ăn trái cây và rau: dưa leo, xà lách, dưa hấu, lê và nhiều loại trái cây giàu vitamin khác. Những thực phẩm này chứa nhiều nước (khoảng 90-96%) và lại có vị rất ngon.

Uống nước ép dứa và cà rốt

Bromelain trong nước ép dứa rất cao – đây chính là một loại enzyme rất hiệu quả trong việc giảm và làm dịu cơn đau. Cà rốt có tác dụng làm cho lưu lượng máu bình thường, giảm đau thần tốc, giúp cho bạn đỡ mệt mỏi, khó chịu mỗi khi tới “tháng”. 

Vừa ngon miệng, vừa giảm đau bụng kinh nhanh chóng, ngại gì không thử các nàng nhỉ.

Ích mẫu giúp giảm đau bụng kinh dữ dội trong chớp mắt

Cây ích mẫu từ lâu đã trở thành một loại thảo dược chuyên chữa các vấn đề như đau bụng kinh ở chị em phụ nữ. Theo Đông Y, ích mẫu có tính mát giúp lợi thủy, điều kinh hiệu quả. Chị em có thể áp dụng cách sau để trị đau bụng kinh dữ dội:

  • Dùng cây ích mẫu nấu chung với táo đỏ, gừng tươi, đường phèn cùng 1,5 lít nước.
  • Đun sôi những vị thuốc này cho tới khi nước trong nồi cạn còn khoảng 250ml thì tắt bếp.
  • Rót nước ra cốc, uống 2 lần mỗi ngày để giảm cơn đau bụng kinh.

Lá ổi trị đau bụng kinh đơn giản, hiệu quả trông thấy

Lá ổi cũng được xem là một thảo dược giúp chị em xua tan đi những cơn đau bụng kinh hiệu quả. Chị em nếu bị đau bụng kinh có thể áp dụng cách sau đây:

  • Dùng 20 gam búp ổi non, rửa sạch để ráo nước, sau đó sao vàng.
  • Cho lá ổi đã được sao vàng vào ấm, sắc với nước cùng 1 củ gừng, vài lát vỏ quýt. Nấu cho tới khi còn 1/3 nước thì tắt bếp.
  • Để nước nguội, uống thành nhiều lần trong ngày để giảm triệu chứng bệnh.

Uống các loại trà thảo dược

Các loại trà thảo dược như trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc chamomile… là các loại trà có công dụng làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả. Chị em bị đau bụng kinh hãy uống trà khi còn nóng, uống từng ngụm nhỏ liên tục sẽ xoa dịu cơn đau đáng kể.

Cải thiện cơn đau bụng kinh bằng sữa nghệ ấm

sua nghe

Ở thời điểm máu kinh mới xuất hiện, nếu bạn uống ngay sữa nghệ ấm thì có thể giảm tình trạng máu kinh vón thành cục, chảy ít hoặc xuất ra ồ ạt. Nghệ chứa hoạt chất Curcumin giúp điều hòa hoạt động của tử cung, ức chế viêm và giảm căng thẳng thần kinh.

Lưu ý: Khi dùng sữa nghệ, bạn nên uống ngay khi sữa còn ấm để tăng tác dụng giảm đau, đồng thời đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu.

Giảm đau bụng kinh với quế và thì là

Một số gia vị thảo dược như quế hay thì là cũng có thể giúp bạn giảm đau bụng kinh và đem lại cảm giác dễ chịu trong những ngày “bà cô” đến.

  • Quế là gia vị có mùi thơm, vị cay và ngọt, tính ấm, tác dụng giảm đau, tăng lưu thông máu và trừ lạnh ở tử cung. Để làm giảm cơn đau bụng kinh cấp tốc, bạn có thể sử dụng 3 – 4g bột quế uống với nước ấm. Hoặc có thể hãm quế với nước sôi, thêm mật ong vào uống vào lúc bụng đau.
  • Một nghiên cứu mới đây tiến hành tại Iran chỉ ra rằng, tinh chất cây thì là phối hợp với vitamin E có thể làm giảm đáng để tình trạng đau bụng kinh. Tinh chất cây thì là thậm chí còn hiệu quả hơn việc dùng thuốc giảm đau ở các đối tượng nghiên cứu. Bạn có thể sử dụng 60ml dịch chiết từ lá thì là trộn đều với 1 thìa nướp ép rau mùi tây rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng món ăn từ thìa là để bồi bổ sức khỏe và cải thiện các triệu chứng khó chịu vào những ngày “đèn đỏ”.

Bổ sung nhiều Vitamin và khoáng chất

Các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý, tình trạng đau bụng kinh có thể được cải thiện đáng kể nếu bạn bổ sung những loại thực phẩm sau:

  • Canxi: Bổ sung 1.000mgmg/ngày sẽ giúp giảm đau bụng kinh và duy trì độ dẻo dai của cơ. Các thực phẩm giàu canxi như bông cải xanh, hạnh nhân, sữa chua và sữa rất tốt cho “ngày đèn đỏ” của các nàng đấy.
  • Vitamin D: giúp bạn hấp thụ canxi và có thể giảm viêm.
  • Magie: hấp thụ nhiều magie hơn sẽ giúp làm dịu cơn đau bụng kinh do giảm lượng prostaglandin – một chất gây tăng cảm giác đau. Một trong số những loại thực phẩm giàu magiw nhất có thể kể đến gạo, lúa mì và yến mạch, hạnh nhân và rau bina cũng là nguồn bổ sung magie rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh tim thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung magie nhé.
  • Vitamin E có nhiều trong đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương,… giúp giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, những bạn bị tiểu đường, tim mạch và một số bệnh ung thư nên cẩn trọng.
  • Omega 3: không chỉ tốt cho xương khớp, tim mạch và mắt mà còn hỗ trợ hoạt động bài tiết máu kinh ở nữ giới. Bổ sung thực phẩm chứa Omega 3 như bơ, cá hồi, cá thu, dầu ô liu,… giúp hạn chế tổng hợp prostaglandin vào những ngày hành kinh, giảm viêm niêm mạc tử cung và cải thiện cơn đau của bạn.

Tập Yoga hoặc các động tác thể dục nhẹ nhàng

Một số chị em cho rằng, tập thể dục khi đang trong “ngày đèn đỏ” là có hại. Tuy nhiên, theo tiến sĩ, chuyên gia thể thao Stacy Sims (Mỹ) thì các triệu chứng trong ngày đèn đỏ thuyên giảm tỷ lệ thuận với thời gian luyện tập của bạn.

Cụ thể, khi bạn đổ mồ hôi có thể giúp xoa dịu cảm giác đau bụng kinh. Các bài tập còn giúp cơ thể sản sinh endorphin, một loại hormone cảm xúc giúp xua tan đi suy nghĩ đau hay không thoải mái trong cơ thể của bạn.

Theo các chuyên gia, đạp xe đạp, đi bộ, tập yoga là những lựa chọn tốt nhất. ATZ giới thiệu đến bạn một video hướng dẫn một số động tác Yoga đơn giản từ chuyên gia Yoga Riya Ranka mà bạn có thể dễ dàng làm theo, giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả và cho cơ thể thêm dẻo dai, khỏe mạnh. Xem ngay nàng nhé!

Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

nghi ngoi thu gian

Ngoài các biện pháp giảm đau, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng. Làm việc quá sức và căng thẳng có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi và khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Những bạn gái có thói quen thức khuya và ngủ không đủ giấc, tử cung thường có xu hướng co thắt dữ dội, làm tăng mức cơn đau và khiến cơ thể uể oải, thiếu sức sống.

Vào những ngày “đèn đỏ”, các bạn gái nên ngủ trước 11h đêm và đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất 7 giờ đồng hồ. Ngủ đủ giấc sẽ giúp phục hồi cơ thể, điều hòa hoạt động co thắt của tử cung và làm giảm đáng kể những cơn đau bụng kinh đáng ghét.

Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh an toàn

Cuối cùng, một biện pháp giảm đau bụng kinh nhanh nhất là sử dụng các loại thuốc giảm đau, nhưng tất nhiên rồi, chúng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bạn.

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh như Paracetamol, Diclofenac, Naproxen, Ibuprofen nhưng nên tuân theo hướng dẫn của dược sĩ, không tự ý mua và sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn. Nếu đau quặn bụng dữ dội vượt ngưỡng chịu đựng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân. 

Lưu ý: Các loại thuốc đau bụng kinh thông thường hầu như không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Tuy vậy, lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Vì vậy trong trường hợp cần thiết hãy uống thuốc bạn nhé.

Việc bạn nên làm

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và tránh quan hệ tình dục trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Ăn nhiều cá, đặc biệt là cá ngừ, cá hồi. Trong cá có nhiều omega 3 giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm co bóp tử cung hiệu quả.
  • Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin: B6 (thịt bò, cá, khoai tây, khoai lang,…), E ( rau cải xoăn, cải bẹ xanh, bắp cải, hạnh nhân, bơ đậu phộng, dầu hướng dương, dầu oliu,…), Magie (có trong quả bơ, đậu hũ, chocolate đen, các loại hạt,…), Canxi (hạt chia, hạt vừng, phô mai, sữa chua, cá mòi, các loại đậu,…) sẽ làm giãn cơ trơn tử cung, giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
  • Bạn nên ăn nhiều rau bina, hạt vừng, nấm. Đây là những thực phẩm chứa nhiều kẽm. Tác dụng vào prostaglandin giúp làm dịu các cơn đau.
  • Chú ý trong việc giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng bụng dưới. Cơ thể bị lạnh sẽ càng khiến cơn đau bụng kinh thêm dữ dội.
  • Áp dụng những cách phù hợp trong 20 cách mà ATZ đã chia sẻ ở trên để vượt qua những “ngày đèn đỏ” thật nhẹ nhàng.

Những việc bạn cần hạn chế

  • Tạm thời đừng ăn chất béo, tinh bột hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Nó có thể khiến tử cung co bóp mạnh hơn gây ra tình trạng đau bụng dữ dội.
  • Không nên vận động mạnh, vận động với cường độ cao trong những ngày nguyệt san để tránh mất sức và khiến cơn đau bụng nghiêm trọng hơn.
  • Không nên mặc đồ quá chật, bó sát trong kỳ kinh nguyệt.
  • Kiêng đồ lạnh như kem, nước đá,… hay các món có tính hàn như dưa hấu, cua…
  • Không dùng các đồ uống kích thích như cà phê, bia, đồ uống có ga gây ảnh hưởng xấu tới hệ tuần hoàn máu, việc hấp thụ sắt của cơ thể.
  • Hạn chế ăn các đồ ăn cay, nóng, chua vì sẽ làm cho cơn đau bụng trở nên dữ dội hơn.

Đau bụng kinh sẽ không còn là nỗi ám ảnh nếu bạn thực hành ngay những bí kíp giúp giảm thiểu cơn đau mà ATZ đã chia sẻ trên đây. Nếu thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ cho hội chị em của mình cùng biết nhé.

Đặc biệt, mời bạn đến ngay bất kỳ cửa hàng nào của ATZ trên toàn quốc để trải nghiệm miễn phí sản phẩm túi chườm bụng thảo dược nóng lạnh đa năng, sản phẩm hỗ trợ giảm đau tuyệt vời cho các bạn gái thường đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt. 

Đây chắc chắn là sự lựa chọn tối ưu mà ATZ tin rằng bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu ngay lần thử đầu tiên.

Bạn cần những thông tin về sức khỏe và làm đẹp, vậy thì không thể bỏ qua ATZ. Chúng tôi luôn mang đến những bài viết hữu ích và tận tâm về những chủ đề mà bạn quan tâm. Bạn muốn bài viết tiếp theo về chủ đề gì? Comment ngay bên dưới để ATZ lên lịch nhé.

Xin được đồng hành cùng nhau!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *