Cuộc đời của Tư Mã Ý có thể khẳng định là một cuộc đời thành công, Ngụy Thục Ngô ba nhà, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền ba vị đại hiệp tranh giành thiên hạ với nhau cả nửa cuộc đời, cuối cùng cả giang sơ khổng lồ lại rơi vào tay gia tộc Tư Mã.
Làm nên được điều đó, tất nhiên có may mắn, nhưng đồng thời cũng có thực lực, và Tư Mã Ý lại chính là con sói đầu đàn của gia tộc Tư Mã.
Tư Mã Ý trong làm việc làm người, có hai câu nói khá kinh điển.
Câu thứ nhất: “Cả con đường, không có kẻ địch”
Đặc điểm của Tư Mã Ý là “nhẫn”, cũng có thể gọi là kẻ thâm sâu, có thể giả vờ, là người mà không phải người bình thường có thể nhìn thấu.
Trong “Quân Sư liên minh”, Dương Tu là đối thủ của Tư Mã Ý, hai người, một người phe Tào Thực, một người ủng hộ Tào Phi.
Dương Tu rất nhiều lần muốn đẩy Tư Mã Ý vào chỗ chết, nhưng sau đó lại vì mấy chuyện không đâu, mà bị Tào Tháo ra lệnh nhốt ngục chờ xử trảm, Tư Mã Ý thấy vậy đã ngỏ ý muốn đi thăm Dương Tu. Tào Tháo thấy lạ hỏi vì sao.
Tư Mã Ý đáp, thần từ trước tới nay không có kẻ địch, người xung quanh, thần đều coi là bạn bè và sư trưởng.
Hàm ý sâu xa ở đây là, Tư Mã Ý ta không chấp vặt, tính toán với Dương Tu, tuy hắn muốn “xử” ta, nhưng người như ta sẽ không xem hắn là kẻ thù. Tào Tháo sau khi nghe câu nói này của Tư Mã Ý đã rất tán thưởng và yêu mến.
Tào Duệ rất yêu thích một người tên Bích Tà, sau khi Tào Duệ mất, Bích Tà bị bắt giam vào ngục, Tư Mã Ý là người duy nhất đi thăm Bích Tà.
Bích Tà khi còn đắc thế đã không ít lần gây khó dễ cho Tư Mã Ý, nhưng Tư Mã Ý khi đi thăm ngục đã mang cho hắn một bộ quần áo, bảo toàn lòng tự tôn cuối cùng của hắn.
Làm người làm việc, phải giữ lại đường lui, luôn duy trì sự tôn trọng và kính trọng với đối thủ hay kẻ địch, đây chính là triết học chốn thương trường của Tư Mã Ý.
Cũng giống như các cụ từng nói, chúng ta cần phải cảm ơn những người đem lại cho chúng ta thử thách và khó khăn, bởi chúng chính là thứ khiến ta trở nên kiên cường và mạnh mẽ hơn.
Câu thứ hai: “Bại mà không xấu hổ, bại nhưng không cảm thấy tổn thương”
Việc gia tộc Tư Mã trở thành gia tộc cuối cùng thống nhất Tam Quốc, điều này có mối quan hệ nhất định tới “kiếp đoản mệnh” của người nhà họ Tào.
Tào Phi thực ra cũng giỏi giang, nhưng lại đoản mệnh, người thừa kế của Tào Phi là Tào Duệ cũng vậy, đều sống không đủ lâu.
Nhưng không thể phủ nhận đó là con trai của Tư Mã Ý cũng là những người ưu tú, và điều này có liên quan tới phương pháp giáo dục của Tư Mã Ý.
Tư Mã Ý luôn nói với các con mình rằng: không cự tuyệt thất bại, đồng thời phải biết hấp thụ chất dinh dưỡng từ trong những thất bại ấy.
Khi thất bại khi đối đầu với Gia Cát Lượng, khi bị Gia Cát Lượng khích tướng, “sỉ nhục”, phần lớn quân Tào đều rất bất mãn, rõ ràng binh lực của quân Tào hơn quân Thục rất nhiều nhưng kết quả lại bại dưới tay Gia Cát Lượng.
Bản thân hai người con của Tư Mã Ý cũng bất bình, đi tới quân doanh của Tư Mã Ý, định hỏi cha cho ra nhẽ, nhưng khi tới nơi thì lại thấy cha mình đang thản nhiên chơi Ngũ cầm hô với quản gia.
Tư Mã Ý nói, muốn đánh trận thắng, trước tiên phải học được cách thua, thua mà không xấu hổ, thua mà không cảm thấy bị tổn thương hay đả kích, có vậy mới cười được tới sau cùng.
Đây cũng chính là cái mà ngày nay chúng ta hay gọi là AQ, tức là chỉ số vượt qua nghịch cảnh, khó khăn của một người.
Đời người nhất định sẽ phải đối mặt với rất nhiều thất bại, khi đối mặt với những khó khăn, thất bại ấy, hãy đối mặt với nó bằng một tâm thái khỏe mạnh, kiên cường, nhẫn nại hơn một chút.
Cuộc đời của Tư Mã Ý đã đánh qua không biết bao nhiêu trận, nhưng thất bại cũng không hề ít, tới cuối cùng vẫn là kẻ chiến thắng duy nhất, suy cho cùng cũng là dựa vào điểm này.
Con trai của ông cũng kế thừa điều này từ cha mình, vì vậy cũng chẳng thể kém cạnh ai.
Thực ra, cuộc sống cũng như vậy, quãng đường đời dài như vậy, thất bại ở một giai đoạn nào đó hoàn toàn không nói lên điều gì cả, vì vậy, đừng từ bỏ mình quá sớm.
Luôn có những người phàn nàn rằng, tôi 30 rồi, cuộc đời tôi chắc chỉ đến thế… 30 tuổi thì già cỗi đến nỗi nào, vẫn còn cả một quãng đường và cơ hội chờ đợi phía trước, sao chưa gì đã vội che phủ bản thân trong nguồn năng lượng tiêu cực như vậy?
Vì thế cho nên, AQ của một người, nó cũng quan trọng như chính EQ vậy.