Bên cạnh các món chè bưởi, chè đậu xanh,… thì cách nấu chè khoai môn cũng khá đơn giản và được rất nhiều người yêu thích. Sự thơm ngon, hấp dẫn của món ăn vặt này bạn sẽ cảm nhận được qua mùi vị bùi bùi của khoai môn; dẻo thơm của đậu xanh và nếp; kết hợp với vị béo ngậy của nước cốt dừa hấp dẫn vô cùng.
Dưới đây là cách nấu chè khoai môn đậu xanh và cách nấu chè khoai môn với nếp. Các bạn có thể tìm hiểu để biết nguyên liệu và cách tiến hành chế biến như thế nào nhé!
Cách nấu chè khoai môn với nếp
Chuẩn bị nguyên liệu nấu chè khoai môn với nếp cần có
- Khoai môn (hoặc khoai sọ): 300 gram.
- Nếp ngon: 150 gram.
- Dừa: 30 gram.
- Sữa tươi: 100 gram.
- Nước cốt lá dứa: 1 ít (bạn có thể mua lá dứa tươi về tự làm).
- Đường: 170 gram.
Thực hiện nấu chè khoai môn với nếp
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Nếp: Bạn đem ngâm với nước lạnh hoặc nước ấm rồi để qua đêm cho nở.
Khoai môn: Đem gọt bỏ hết vỏ, rửa thật sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ cỡ bằng ngón tay (hoặc có thể cắt theo kích thước vuông, tùy ý của bạn), sau đó cho ngay vào thau nước ngâm trong khoảng 2 tiếng rồi vớt ra và để cho ráo nước.
Lưu ý: Nếu bạn dùng khoai sọ, thấy khoai sọ nhớt hoặc gây ngứa, bạn có thể rửa qua với nước muối rồi xả lại với nước cho sạch. Nếu dùng khoai môn thì không cần phải rửa muối.
Bước 2: Nấu khoai môn
Sau khi khoai môn đã được sơ chế, các bạn cho khoai môn vào nồi cùng với 100 ml sữa tươi + 70 gram đường.
Lưu ý: Đây là cách để có thể tăng thêm vị ngọt và béo ngậy cho khoai. Và điều quan trọng là khi chè chín, nước cốt dừa và khoai đều có vị ngọt tương đồng nhau chứ không chỉ có nước ngọt còn khoai lại bị nhạt.
Tiếp đó, đặt nồi lên trên bếp và tiến hành nấu chín khoai rồi tắt bếp. Lưu ý: các bạn có thể thêm 1 vài hạt muối để khoai được đậm đà hơn.
Bước 3: Nấu gạo nếp với dừa
Dừa: Sau khi mua về đem bào nhừ rồi cho khoảng 500 ml nước ấm vào, sử dụng khăn vắt lấy phần nước cốt đầu để riêng ra. Tiếp đó, cho thêm khoảng 400 ml nước vào và tiếp tục vắt để lấy phần nước dão (sử dụng nước dão dừa này để đổ vào nồi nấu chung với gạo nếp).
Khi nếp đã chín, các bạn cho khoảng 100 gram đường + nước cốt lá dừa vào nồi nếp để tạo nên mùi thơm đậm đà.
Nếu muốn hạt nếp dẻo và thơm ngon hơn khi nấu chè, các bạn nên tán hạt nếp cho nhuyễn sơ qua.
Bước 4: Nấu chè khoai môn với nếp.
Đầu tiên bạn đun nếp với mức lửa to để nếp được nở đều và sánh mịn. Tiếp đó, cho toàn bộ khoai môn đã nấu chín ở bước 2 vào. Nêm thêm khoảng 1/4 muỗng cà phê muối + 300 ml nước dừa vắt lần đầu vào nồi nấu cùng luôn (nên khuấy đều tay và nhẹ nhàng).
Sau khi thấy khoai đã được trộn đều cùng với nếp, các bạn đun thêm vài phút nữa cho khoai được thấm đường rồi tắt bếp đi.
Bước 5: Làm nước cốt dừa
Các bạn cho 200 ml nước dừa vào nồi cùng với khoảng 30 gram đường + 1/2 thìa bột gạo và 1/4 thìa cà phê muối, tiếp đó khuấy thật đều rồi chờ cho nước dừa vừa sôi lên thì tắt bếp đi và để nguội.
Khi thưởng thức chè khoai môn nếp các bạn múc chè ra chén nhỏ, rưới thêm nước cốt dừa lên trên và có thể bắt đầu thưởng thức được rồi đó.
Lưu ý: Nếu bạn muốn ăn chè lạnh thì có thể cho thêm đá vào ăn cùng hoặc để chè vào tủ lạnh cho mát rồi thưởng thức nhé! Sẽ rất ngon đó ạ.
Như vậy là các bạn đã hoàn thành xong món chè khoai môn nấu với nếp rồi đó. Tiếp theo sẽ là cách nấu chè khoai môn đậu xanh, các bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu và tiến hành nấu món chè này như sau:
Cách nấu chè khoai môn đậu xanh
Nguyên liệu nấu chè khoai môn đậu xanh cần chuẩn bị
- Khoai môn cao: 500 gram.
- Đậu xanh cà sẵn: 150 gram.
- Lá dứa.
- Nước cốt dừa.
- Đường.
- Nước lọc.
Tiến hành nấu chè khoai môn đậu xanh
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Khoai môn: Các bạn đem gọt sạch vỏ, rửa sạch với nước nhiều lần rồi cho vào luộc chín. Sau đó, thái thành từng khối vuông nhỏ sao cho vừa ăn là được.
Lá dứa: Bạn đem rửa sạch rồi buộc lại thành bó và để riêng ra.
Đậu xanh: Cho vào chậu nước ngâm khoảng 15 phút, tiếp đó cho đậu xanh ra rổ rồi cho vào nồi đun với nước lọc sạch.
Bước 2: Nấu chè khoai môn đậu xanh
Các bạn cho phần lá dứa vào nồi đậu xanh nấu chung cho đến khi đậu đun được chín mềm lên thì cho đường vào (lượng đường các bạn cho vào tùy theo khẩu vị của mỗi người) rồi tiến hành nấu sôi lên lần nữa là được (nhớ đậy nắp vung nồi lại nhé).
Cuối cùng, cho phần khoai môn cao vào nồi, đun cho đến khi nào nồi chè khoai môn đậu xanh sôi lên thì chúng ta tắt bếp đi là xong.
Yêu cầu về thành phẩm của món chè khoai môn
Món chè khoai môn đậu xanh có được đạt yêu cầu sẽ có màu tím của khoai môn kết hợp với màu vàng của đậu xanh, và phía trên là nước cốt dừa màu trắng vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.
Vị của món chè khoai môn này rất thanh đạm và ngọt dịu, khi bạn thưởng thức không chỉ mát nhất thời mà còn mát luôn cả cơ thể. Đặc biệt là rất bổ dưỡng.
Bài viết nhiều người quan tâm:
Có thể bạn quan tâm?
Cách chọn khoai môn ngon
Ở chợ có bán rất nhiều khoai môn, tuy nhiên không phải củ khoai môn nào cũng ngon. Và để chọn được những củ khoai môn ngon nhất nấu chè, các bạn có thể tham khảo 1 số cách chọn dưới đây:
- Muốn chọn được những củ khoai môn ngon và nhiều bột, các bạn nên chọn những củ có kích thước vừa phải.
- Những củ khoai khi bổ ra sẽ có màu trắng đục và nhiều vân tím thường là sẽ là những củ khoai môn thơm ngon và có chứa nhiều dưỡng chất.
- Ngoài ra, rau củ quả nếu như chọn đúng vụ thường sẽ tươi ngon và rất bổ dưỡng. Còn nếu như trái mùa thì sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao vì thực phẩm thường phải sử dụng đến các hóa chất. Tương tự, khoai môn cũng vậy, các bạn nên chọn khoai theo mua để được đảm bảo nhất nhé!
Một số tác dụng của khoai môn
Khoai môn là 1 trong những thực phẩm rất tốt cho cơ thể, trong khoai có chứ Vitamin C, B6, E, chất xơ,… và ngài ra còn có chứa rất nhiều các khoáng chất cần thiết khác. Dưới đây là 1 số công dụng tuyệt vời của khoai môn các bạn có thể tham khảo:
- Tác dụng của khoai môn trong việc giúp cân bằng lượng đường trong máu: Trong khoai môn có chỉ số đường huyết rất thấp, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ kiểm soát được lượng đường bên trong cơ thể.
- Giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa: Trong khoai môn có chứa 1 hàm lượng chất xơ cao, có khả năng ngăn ngừa táo bón và 1 số hội chứng kích thích.
- Giúp ngăn ngừa ung thư: Khoai môn có chứa chất polyphenol, có tác dụng trong việc chống oxy hóa và có khả năng ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả.
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch: Trong khoai môn có chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất,… có khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và có khả năng nâng cao hệ miễn dịch.
- Giúp giảm cân: Khoai môn rất giàu chất xơ, bởi vậy có tác dụng trong việc giảm cân rất tốt.
- Tốt cho mắt: Trong khoai môn có chứa Vitamin A, có khả năng giúp cải thiện thị lực và giảm nguy cơ mất thị lực.
- Giúp da luôn mạnh khỏe và giàu sức sống: Khoai môn còn được ví giống như 1 thần dược cho làn da của các chị em phái đẹp. Bởi khoai môn có chứa vitamin E, Vitamin A và các chất chống oxy hóa.
Và như vậy là chúng ta cũng đã hoàn thành xong nồi chè khoai môn đậu xanh rồi đó. Với 2 món chè khoai môn đậu xanh và khoai môn nấu với nếp này các bạn đều có thể thưởng thức nóng hoặc lạnh đều được.
Với 2 cách nấu chè khoai môn trên đây, các bạn hoàn toàn có thể tự nấu chè tại nhà cho cả gia đình mình cùng thưởng thức bất cứ lúc nào mình muốn rồi phải không ạ.
Hãy bắt tay vào chế biến 2 món chè siêu ngon này thôi nào? Và đừng quên tham khảo thêm các món chè ngon khác cùng với kênh cẩm nang mẹo nhỏ mỗi ngày nhé!
Chúc các bạn thực hiện thành công và thưởng thức ngon miệng! Hãy chia sẻ 2 cách nấu chè khoai môn vừa ngon vừa dễ này đến những người thân yêu của mình để mọi người cùng tham khảo nhé!