Trong cẩm nang của chúng mình ngoài những món lẩu thì chúng mình còn có những món dưa muối rất tuyệt vời đấy! Sau đây chúng mình sẽ chỉ cho các bạn cách muối sung với công thức siêu đơn giản và cách làm thì ngắn gọn vô cùng. Đảm bảo ai ăn xong cung khen nức nở đấy!
1. Cách muối sung truyền thống (muối chua)
1.1 Nguyên liệu bao gồm
- Quả sung tươi nên chọn sung vừa tới): 1kg
- Nước sạch: 1 lít
- Đường kính trắng: 40gr
- Muối trắng mịn: 50-60gr (tùy vào khẩu vị mà bạn có thể thay đổi)
- Tỏi: vài tép
- Riềng già
- Ớt cây
1.2 Chi tiết các bước làm sung muối
Bước 1: Tiến hành sơ chế sung
– Bạn dùng một chậu nước sạch và cho thêm vài giọt giấm vào để ngâm sung. Cách này không những giúp sung sạch bẩn mà con bớt đi kha khá nhựa đấy! Bạn dùng tay nhẹ nhàng lau phần đất bám bên ngoài.
– Nhất định không được dùng bàn chải để chà rửa mạnh. Vỏ sung không những bị xây xước mà còn tạo điều kiện để nước ngấm vào bên trong đấy! Sau đó bạn dùng dao cắt bỏ cuống quả trong lúc rửa.
– Bạn gạn sạch phần nước bẩn và rửa lại với nước sạch từ 2 tới 3 lần cho sạch hẳn. Sau đó bạn vớt ra và để ráo nước. Hoặc cũng có thể dùng khăn lau khô từng quả.
– Đợi đến lúc sung đã khô thì bạn bổ sung làm đô và xếp vào lọ muối. Bạn nhất định phải để sung khô hẳn. Nếu sung còn dính nước lã thì món sung muối của bạn rất dễ nổi váng và hỏng đấy!
Bước 2: Làm sung muối
Đặt một nồi nước sạch lên bếp. Cho thêm đường và muối vào đun sôi. Tỏi bóc vỏ đập dập, cùng riềng cạo vỏ thái lát và ớt bỏ cuống thả vào nồi nước đang đun. Sau khi thả vào, bạn tắt bếp ngay và đợi nguội rồi đổ vào lọ muối.
Món sung muối chua không nổi cáng thì bạn nên dùng bát, chén, vật nặng hoặc một túi nilon sạch đựng nước để đè bên trên. Vừa tránh nước nổi váng vừa tránh làm quả sung bị ủng.
Bước cuối cùng là bạn đậy kín nắp lại và đợi tới khi quả sun ngả sang màu vàng và có mùi chua nhẹ là có thể dùng được.
1.3 Các lưu ý trong quá trình làm sung muối
Bạn nên muối sung vào lọ thủy tinh. Lọ thủy tinh không những đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn giúp gữ được trái sung lâu hơn so với những chiếc lọ bằng nhựa.
Sung sau khi muối chín bạn để vào trong ngăn mát tủ lạnh để vừa bảo quản được lâu vừa làm cho sung giòn và ngon hơn khi ăn.
Sung được chia làm 2 loại là sung nếp và sung tẻ. Nếu muốn muối sung chua thì bạn nên dùng sung nếp. Vì loại này nhiều cùi và ruột ít.
Muối sung tránh nhất là để sung nổi trên bề mặt. Vì thế bạn cố gắng chèn chặt sung nhé! Bạn cũng có thể cho nước lọc vào túi nilon rồi đè kín cả bề mặt lọ muối. Như vậy nước sung muối không có vàng và quả sung cũng không bị thâm đen.
Xem thêm :
2. Cách làm sung muối xổi – ngon như mẹ làm
2.1 Chuẩn bị nguyên liệu
- Sung nếp: 600gr
- Chanh: 2 trái
- Ớt cay: 3 trái
- Tỏi khô: 2 củ
- Đường cát và muối tinh luyện
2.2 Các bước làm sung muối xổi
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Tỏi bạn đem bóc vỏ, rửa sạch, đập giập rồi băm nhuyễn. Ớt bỏ cuống, rửa sạch rồi thái lát mỏng. Chanh bổ đôi, vắt lấy nước cốt.
Bạn bỏ cuống quả rồi bổ sung làm đôi hoặc thái lát mỏng. Sau đó đem ngâm tất cả với nước muối pha loãng trong chừng 30p cho hết nhựa và bớt chát. Sau đó vớt sung ra bạn sẽ thấy sung trắng, đẹp chứ không hề thâm đen.
Bước 2: Hoàn thành món sung muối xổi
Đợi sung ráo hết nước, bạn cho toàn bộ vào một cái bát lớn. Tiếp tục cho thêm 2 thìa đường và 1 thìa muối vào và trộn thật đều.
Tiếp tục cho nước cốt chanh, tỏi băm nhuyễn và ớt thái lát vào vào trộn đều một lần nữa. Để nguyên trong 30 tới 45p cho sung ngấm gia vị. Hoặc bạn cũng có thể nêm nếm gia vị cho vừa miệng ăn.
Cuối cùng bạn chỉ cần ăn sung muối xổi và cơm nóng là ngon hết nấc rồi!.
3. Sung muối và những điều bạn đã biết?!
3.1 Món sung muối để được bao lâu?
Cũng giống như các loại dưa chua khác, món sung muối bảo quản được lâu mà không sợ biến chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Để sung càng lâu thì gia vị càng ngấm vào quả sung, ăn càng giòn và ngon hơn. Tuy nhiên, nếu để lâu quá khi ăn sẽ bị đau bụng và sung không còn giòn nữa.
3.2 Mẹo chọn sung ngon để muối
Sung ngon là những quả to vừa, đồng đều, không bị bầm, dập. Tuy nhiên, những quả sung có dấu hiệu hơi bị xước vẫn có thể dùng được vì chúng không làm ảnh hưởng đến mùi vị hay chất lượng của quả sung và nên chọn những quả còn bám trên chùm là ngon nhất.
Tuyệt đối không nên chọn những quả sung có nổi nấm mốc hoặc quả có mùi hôi chua, thối.
Nên chọn quả càng tươi càng tốt. Quả sung có thể đem bảo quản 2-3 ngày sau khi thu hái nhưng sau đó sẽ bắt đầu bị hư dần, do đó sau khi mua về bạn nên chế biến ngay đừng để quá lâu.
3.3 Những ai không nên ăn sung muối?
Sung chứa một lượng lớn oxalate. Đây là một loại chất tự nhiên nếu tích tụ trong máu quá lâu sẽ gây hại. Khi chất này được đưa vào cơ thể thì thận sẽ có nhiệm vụ lọc và đào thải nó. Tuy nhiên, nếu thận không khỏe thì không thể làm được việc này.
Vì thế, nếu người dùng có vấn đền về thận thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng món ăn nhé!
Đương nhiên, quả sung cũng có nhiều công dụng như giải độc, trị mụn hiệu quả hay làm tim mạch khỏe mạnh hơn. Vì thế, bạn không cần lo lắng nếu trót ăn quá nhiều sung muối nhé!
Xem thêm :
Kết bài
Cẩm nang của chúng mình vừa giới thiệu xong 2 món sung muối cực ngon lại đưa cơm đấy! Chúng mình rất hi vọng, với bài viết này, các bạn sẽ có thể công thức để đổi gió cho mâm cơm gia đình.
Chúc các bạn thành công!
Cập nhật 24/06/2020
4.5/5 – (2 bình chọn)
4.5/5 – (2 bình chọn)