5/5 – (20 bình chọn)
Nổi lên như một hiện tượng trong những ngày qua, bánh mì hoa cúc chiếm sóng hầu hết các trang mạng xã hội và diễn đàn lớn, nhỏ. Vẻ ngoài bắt mắt, hương thơm ngào ngạt cùng vị béo nhẹ đã giúp món bánh này chinh phục hầu hết thực khách. Nhiều bạn trẻ còn tự mình tìm ra được những cách làm bánh mì hoa cúc vô cùng đơn giản ngay tại nhà. Cùng Nước Mắm Tĩn tham khảo 2 cách làm bánh mì hoa cúc được áp dụng nhiều nhất nhé!
Những điều chưa biết về bánh mì hoa cúc
Nguồn gốc xuất xứ của bánh mì hoa cúc
Bánh mì hoa cúc là loại bánh được làm từ nguyên liệu chính là bột mì, bơ và vani có tên thật là bánh Brioche. Bánh có nguồn gốc xuất xứ từ Pháp, sau đó du nhập vào Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Vốn có tên gọi như vậy vì sau khi nướng lên những vắt bánh nở bung mang màu sắc vàng ương đẹp tựa như những bông hoa cúc.
Bột dùng làm bánh mì hoa cúc
Bánh mì hoa cúc truyền thông được làm từ bột mì, tuy nhiên bột mì ở Châu Âu và Việt Nam không giống nhau. Nếu chỉ nhìn vào lượng protein, bạn sẽ thấy 2 loại bột này cũng có một lượng protein bằng nhau là 12%.
Tuy nhiên, khi cho nước vào bột Châu Âu sẽ nhão hơn. Khi nướng lên, bột mì Việt Nam sẽ nở to hơn nhưng bù lại khả năng giữ nước kém, mau bị khô. Bánh mì hoa cúc đòi hỏi phải có độ dai, mềm nên bột nở Châu Âu thường được dùng làm nguyên liệu chính.
Bánh mì hoa cúc có béo không?
Đi cùng với sự nổi tiếng về độ thơm ngon thì ngày càng nhiều bạn trẻ thắc mắc rằng liệu ăn bánh mì hoa cúc có béo không? Để lý giải cho câu hỏi trên chúng ta cùng tham khảo bảng calo trong 100g bánh mì hoa cúc.
Thành phần dinh dưỡng
Hàm lượng dinh dưỡng (g)
Đường
50.2
Chất béo
14.5
Chất béo bảo hòa
6.1
Protein
8.5
Chất xơ
1.8
Muối
0.75
Theo nghiên cứu, 100g bánh mì hoa cúc sẽ tương đương với khoảng 393 kcal. Dựa vào đây bạn có thể thấy rằng loại bánh này có hàm lượng calo cao. Tuy nhiên, để so sánh với hàm lượng calo cần nạp cho một bữa ăn là 670 kcal thì ăn bánh mì hoa cúc không gây béo.
Chi tiết cách làm bánh mì hoa cúc với nồi chiên không dầu
Nguyên liệu làm bánh mì hoa cúc
-
Bơ động vật không muối: 50gr
-
Sữa tươi không đường: 55gr
-
Trứng gà: 2 quả
-
Sữa đặc: 10gr
-
Vani: ½ thìa cà phê
-
Tinh dầu cam: ½ thìa cà phê
-
Muối: 0.75g
-
Bột mì đa dụng: 200gr
-
Men nở: 1 thìa cà phê
Các bước làm bánh mì hoa cúc tại nhà
Bước 1: Trộn bột
Cho toàn bộ: đường, bơ, sữa tươi, trứng gà, muối, vani và tinh dầu cam vào một cái bát nhỏ. Trộn đều tất cả nguyên liệu cho đến khi đường và muối tan hết.
Cho bột mì đa dụng vào thau, trộn đều bột với men nở. Tiếp đến, cho toàn bộ hỗn hợp bơ sữa vừa pha vào bột trộn đều cho đến khi bột khô lại. Dùng khăn đậy kín miệng thau.
Bước 2: Ủ bột
Để bột nghỉ khoảng 15 phút, lấy bột ra và thực hiện thao tác gấp mép bột từ ngoài vào giữa khoảng 10 – 12 lần. Tiếp tục mang bột đi nghỉ 15 phút rồi thực hiện gấp mép thêm 2 lần nữa.
Sau khi đã gấp mép bột được 3 lần thì bột lúc này đã dẻo và dai hơn nhiều. Để bánh thành phẩm được dẻo và dai hơn bạn dùng phới ấn cho xẹp hết phần bọt khí trong bột.
Cho bột vào lại thau, dùng khăn phủ kín miệng và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 90 phút cho đến khi bột nở khoảng 1.3 – 1.5 lần. Tránh để bột nở quá nhiều. Tiếp tục dùng tay ấn cho bột cho xẹp bớt phần bột khí.
Bước 3: Tạo hình bánh
Để bánh không dính khuôn và dễ lấy ra, bạn quét một lớp bơ mỏng lên trên khắp lòng khuôn. Tiếp đến rải lên trên một ít bột mì khô, úp ngược khuôn cho phần bột thừa rơi xuống.
Lấy bột ra và chia thành 6 phần bằng nhau, mỗi phần có trọng lượng khoảng 66-68gr. Để tạo độ mịn cho từng viên bột bạn tiến hành thao tác gấp mép bột tưng tự ở trên.
Sau khi làm xong bạn dùng chày cán lần lượt từng cục bột thành hình oval. Sau khi cán, bột thường sẽ co lại nên không sao cả. Sau khi cán hết 1 vòng thì bạn quay lại tiếp tục cán miếng bột lúc đầu. Lật mặt, cuộn rồi vê cho bột dài gấp đôi so với khuôn bánh.
Làm lần lượt cho đến khi hết 6 cục bột. Lưu ý, khi cán bột bạn nên cán sao cho bột có chiều dài gấp 1.3 – 1.5 so với khuôn bánh. Cuối cùng là tết 3 sợi bột lại với nhau rồi cho vào khuôn.
Bước 4: Nướng bánh
Dùng khăn phủ kín miệng khuôn tránh để bột bị khô, tiếp tục mang bộp đi ủ cho đến khi nở gấp đôi là được. Quá trình này thường mất khoảng 45-60 phút.
Trong thời gian đợi bột nở, bạn đi làm nóng nồi chiên không dầu trước khoảng 10 phút. Đập một quả trứng và đánh đều, dùng rây lọc lại một lần nữa cho mịn. Khi bột đạt chuẩn, bạn quét một lớp mỏng trứng lên trên mặt bánh, rắt lên trên một ít hạnh nhân hoặc mè trắng.
Để tránh làm cháy mặt bánh, bạn dùng một miếng giấy bạt phủ hờ lên trên, nhờ chừa một khoảng trống đủ lớn cho bánh nở. Cho bánh vào nồi chiên không dầu nướng ở nhiệt độ khoảng 155 độ trong vòng 20 phút thì lấy ra, gở bỏ miếng giấy bạc rồi tiếp tục nướng thêm 5 phút nữa là được.
Bước 5: Thành phẩm bánh mì hoa cúc với nồi chiên không dầu
Bánh mì hoa cúc sau khi nướng xong cần nhanh chóng gỡ ra khỏi khuôn ngay rồi mới để nguội. Khi còn nóng, quét nhẹ lên mặt bánh một lớp bơ chảy giúp mặt bánh không bị khô và giữ được độ dai.
Cùng học thêm cách làm nhiều món ăn ngon tại: https://nuocmamtin.com/tin-tuc/
Cách làm bánh mì hoa cúc Harrys truyền thống của Pháp
Nguyên liệu làm bánh mì hoa cúc Harrys
-
Bột mì đa dụng: 300gr
-
Bơ động vật: 38gr
-
Kem tươi: 80gr
-
Sữa tươi không đường: 40gr
-
Đường cát trắng: 40gr
-
Vani: 2 ống
-
Muối: 1gr
-
Trứng gà: 2 quả
-
Men nở: 1 thìa cà phê
Cách làm bánh mì truyền thống Pháp
Bước 1: Trộn bột
Chuẩn bị một bát thủy tinh nhỏ, cho toàn bộ: bơ động vật, sữa tươi, đường cát vào trộn đều. Chưng cách thủy hỗn hợp trên, dùng đũa khuấy đều cho đến khi đường và các nguyên liệu khác tan hết. Tắt bếp, để hỗn hợp nguội dần còn khoảng 35 độ là được.
Chia 300gr bột thành 2 phần, một phần gồm 250gr bột mì đa dụng và 1 thìa cà phê men nở, phần còn lại là 50gr bột.
Đập 2 quả trứng gà vào bát, dùng cây đánh trứng đánh nhẹ cho lòng đỏ tan ra. Không nên đánh bông, hạn chế không để tạo bọt.
Chờ đến khi hỗn hợp bơ sữa nguội thì bạn cho khoảng ¾ trứng, 1gr muối và 2 ống vani vào trộn đều. Cho ½ thau bột men vào bát đựng bơ trứng trộn đều đến khi thấy các nguyên liệu đã hòa lẫn vào nhau thì tiếp tục cho hết phần bột men còn lại vào trộn.
Dùng một cái khăn phù lên miệng thau, mang bột đi nghỉ khoảng 10-15 phút. Nếu sau khi cho bột nghỉ đủ thời gian nhưng vẫn còn ướt thì bạn cho lần lượt 50gr bột còn lại vào trộn đều. Trộn đến khi bột hơi ướt, dính tay nhưng ít dính vào thành bát là được.
Bước 2: Nhào và ủ bột
Sau khi đạt chuẩn, bạn dùng tay nhồi bột khoảng 10-15 phút cho đến khi bột có độ mịn, dẻo và đàn hồi tốt là được. Một trong những cách nhận biết bột đạt chuẩn là bạn ấn nhẹ lên bột tạo thành một vết lõm, nếu bột tự phồng lên lại là thành công.
Quét lên thành âu một lớp dầu mỏng, cho bột vào và dùng một tấm khăn phủ kín miệng âu. Sau đó mang bột đi ủ, thời gian ủ từ 60-90 phút tùy vào nhiệt độ. Bột ủ đạt chuẩn sẽ nở gấp đôi so với ban đầu.
Dùng tay ép cho phần bọt khí trong bột thoát ra ngoài, dùng tay nhào nhẹ bột từ 1-2 phút. Rồi tiếp tục cho bột vào âu, phủ khăn ẩm kín miệng âu rồi mang bột đi ủ từ 40 – 70 phút.
Bước 3: Tạo hình bánh
Sau 2 lần ủ bột đã nở đạt chuẩn, chia bột làm 3 phần bằng nhau. Vê từng phần bột thành những sợi có độ dài gấp 1.5 lần so với khuôn nướng. Tết 3 sợi bột lại với nhau sau đó đặt vào khuôn, đậy khăn ẩm, ủ bột ở nhiệt độ phòng cho đến khi nở gấp đôi là được.
Để bánh sau khi nướng không bị dính khuôn bạn có thể quét trước lên thành khuôn một lớp bơ, dầu mỏng.
Bước 4: Nướng bánh
Bật lò nướng ở nhiệt độ khoảng 175 độ, quét lên mặt bánh một lớp mỏng trứng còn dư, cuối cùng trải lên trên một ít hạnh nhân hoặc mè trắng.
Đặt bánh vào lò nướng khoảng 25-28 phút là bánh chín. Không nên nướng quá lâu sẽ khiến bánh mất nước, bị khô và không còn ngon nữa.
Bước 5: Thành phẩm bánh mì hoa cúc Harrys
Bánh sau khi nướng cần lấy ra khỏi khuôn ngay, để nguội. Bánh mì hoa cúc mới nướng xong có hương thơm dịu nhẹ, bánh truyền thống nên sẽ có vị béo hơn cách trên. Bánh ngon hơn khi ăn nóng.
Những lưu ý cho lần đầu làm bánh mì hoa cúc
Bơ, bột và kem tươi ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị của bánh, cần cân nhắc lựa chọn đúng nguyên liệu để bánh làm ra có hương vị chuẩn chỉnh nhất.
Nướng bánh không nên nướng quá lâu sẽ làm cho phần mặt bánh bị khô và chai, trước khi nướng cần dùng khăn ẩm phủ kín mặt khuôn giúp mặt bánh sau khi nướng vẫn giữ được độ ẩm.
Ủ bột cũng không nên ủ quá lâu sẽ làm cho bánh sau khi nướng có mùi hôi của rượu.
Bánh thành phẩm nếu dùng không hết bạn có thể cho vào bao nilon, cột chặt miệng là có thể sử dụng được từ 2-3 ngày.
Hy vọng với những cách làm bánh mì hoa cúc và chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn có thể bắt thành công trend đang hot này. Và đừng quên tiếp tục theo dõi Nước mắm Tĩn với những công thức nấu ăn ngon, đơn giản và mới lạ nhé!