Từ xưa đến nay, phòng bếp vốn là nơi lưu giữ hương vị, giữ lửa cho mái ấm của mỗi gia đình. Chính vì vậy, việc thiết kế và trang trí không gian phòng bếp sáng tạo, đẹp mắt và ấm cúng là điều vô cùng quan trọng. Đi cùng với những ý tưởng thiết kế là những mẫu trần thạch cao nhà bếp đẹp sang trọng và cuốn hút. Được nhiều người sử dụng để trang trí và làm nổi bật lên điểm nhấn trong phòng bếp.
Ưu điểm của các mẫu trần thạch cao nhà bếp
Trần thạch cao về cơ bản được cấu tạo bao gồm lớp sơn bản và tấm thạch cao nhưng có tính thẩm mỹ cao trong không gian, tạo nên kết cấu vững chắc. Trong trang trí trần nói chung và trần nhà bếp nói riêng, có thể sử dụng khá nhiều vật liệu. Từ trần gỗ, thạch cao, nhựa… với nhiều kiểu dáng và mẫu mã.
Tuy nhiên, trần thạch cao vẫn được nhiều người lựa chọn bởi có nhiều ưu điểm nổi bật. Ngoài những ưu điểm chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt như: trọng lượng nhẹ, thi công nhanh gọn, giá thành rẻ, dễ dàng tạo kiểu…
Có khả năng chống nóng vô cùng tốt cho nhà bếp
Phòng bếp, nhà ăn là nơi chúng ta sử dụng hằng ngày. Với lượng nhiệt toả ra khi đun nấu, đặc biệt là mùa hè, sẽ làm cho chất lượng bữa ăn bị giảm đi. Do đó, trần thạch cao nhà bếp cách nhiệt sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho không gian nhà bếp.
Trần thạch cao có công năng chống cháy
Không gian nhà bếp với nhiệt lượng lớn cũng là nơi dễ xảy ra cháy nhất. Là nơi có nguồn nguy hiểm cao nhất. Chính vì vậy, những loại trần thạch cao có tính năng chống cháy sẽ giúp cho phòng bếp trở nên an toàn hơn tới hơn 2h
Khả năng chống ẩm hiệu quả
Bếp là nơi đun nấu thường xuyên trong gia đình. Bởi vậy, trong quá trình đun nấu, ngoài nhiệt lượng thì độ ẩm cũng được hình thành khi hơi nước bốc lên. Ảnh hưởng rất nhiều tới yếu tố thẩm mỹ, chất lượng cũng như kết cấu của trần. Hiện nay, có loại trần thạch cao với tính năng chống thấm và ẩm tốt. Sẽ giúp bạn loại bỏ được những nhược điểm trong việc đun nấu. Không gian sẽ luôn bền và đẹp.
Có thể thấy trần thạch cao cho phòng bếp đang ngày càng trở thành một xu hướng phổ biến trong xây dựng hiện nay. Ai cũng muốn tạo nên một không gian phòng bếp sao cho phù hợp nhất, không lẫn với các mẫu phòng bếp truyền thống nào. Đó cũng là lý do mà chủ nhà thường chọn trần thạch cao để thể hiện đẳng cấp cá nhân cho gia đình.
Mẫu trần thạch cao nhà bếp có những loại nào?
Trần thạch cao phòng bếp có rất nhiều loại, từ đơn giản cho tới cầu kỳ về hoạ tiết. Tuỳ theo cách phân loại và ưu điểm, nhược điểm mà bạn lựa chọn trần thạch cao phù hợp với không gian bếp và tính năng của chúng. Thông thường, trần thạch cao được chia thành các loại sau:
Trần thạch cao phòng bếp nổi
Loại trần thạch cao trang trí phòng bếp nổi khi hoàn thiện sẽ nhìn thấy tấm trần được gác lên khung xương. Ưu điểm của loại trần này là thiết kế và thi công đơn giản. Kết cấu dễ sửa chữa, tháo lắp và bảo trì. Hơn nữa, loại trần này ít bị biến đổi về cấu trúc bởi thời tiết. Không bị cong vênh và thuận tiện cho lắp đặt các thiết bị thông gió nếu cần. Nhược điểm của nó là có kích thước cố định nên khó thay đổi thiết kế. Đặc biệt, loại trần này không hợp với phòng bếp có diện tích nhỏ. Nó sẽ làm thiết kế bị xấu đi, không đảm bảo về thẩm mỹ
Trần thạch cao phòng bếp chìm
Mẫu trần thạch cao cho phòng bếp chìm có đặc trưng là tạo ra các khung xương ẩn trong tấm thạch cao. Mang lại không gian trần thạch cao gần như bê tông thông thường nhưng lại khá hiện đại và sang trọng. Loại trần thạch cao chìm này có 2 loại đó là: trần phẳng và trần thạch cao giật cấp.
Trần thạch cao giật cấp
Hiểu một cách đơn giản tức là giật xuống từng bậc một, tạo nên sự mới mẻ và cầu kỳ hơn. Những mẫu trần có hình ovan, tròn hay uốn lượn là kiểu mẫu phổ biến của loại trần này. Do đó, mẫu trần này có sự đa dạng và không trùng lặp với các mẫu trần phòng khách. Ngoài ra có thể kết hợp trang trí trần thạch cao với đèn led để tăng tính hấp dẫn cho không gian phòng ăn.
Trần thạch cao phẳng cho phòng bếp
Đây là loại trần có bề mặt phẳng với khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện. Mẫu trần này tối ưu được các đường trang trí và giúp không gian rộng hơn. Phù hợp với những ai thích trần thạch cao nhà bếp man phong cách đơn giản và hiện đại, thông thoáng. Tuy nhiên, mẫu trần này có nhược điểm là sự hạn chế về mẫu mã và dễ lộ khuyết điểm về mặt thẩm mỹ. Nếu thi công không khéo léo sẽ mang lại cảm giác phòng bếp bị thô.
Một số mẫu trần thạch cao nhà bếp mới nhất năm 2022
Trần thạch cao cho phòng bếp liền phòng khách
Với các không gian bếp theo kiến trúc hiện đại, bao gồm khu vực nấu nướng và phòng ăn chung. Phòng khách là không gian mở, bạn có thể chọn trần thạch cao nổi hay chìm tuỳ theo ý thích.
Nếu là căn hộ chung cư thì mẫu trần đơn giản sẽ giúp cho phòng khách thêm rộng rãi hơn. Do trần nhà chung cư thường hơi thấp nên nếu chọn mẫu cầu kỳ sẽ khiến nhà trở nên ngột ngạt và bí bách. Nếu nhà nhà mặt đất, bạn có nhiều mẫu mã để lựa chọn hơn do có trần nhà cao. Dù hướng đến sự tối giản, nhưng khi kết hợp với các phụ kiện vẫn sẽ toát lên được vẻ thanh lich.
Trần thạch cao cho nhà biệt thự
Biệt thự có ưu điểm là diện tích lớn nên phòng bếp cũng có sự rộng rãi hơn. Vì thế với những căn bếp này, bạn cũng nên chọn mẫu trần giật cấp. Có thể chọn mẫu có thiết kế cầu kỳ để tăng thêm sự đẹp mắt cho khu vực nấu nướng.
Mẫu trần thạch cao sử dụng tone màu hoà hợp với tone màu của căn nhà và nội thất tân cổ điển. Thể hiện được sự tinh tế của gia chủ. Sử dụng mẫu trần thạch cao giật 3 cấp. Tức là khi thi công, đội ngũ công nhân sẽ sử dụng các tấm thạch cao ghép thành 3 cấp. Là một thiết kế giật 3 cấp đẹp nhưng quá trình thi công lại khá phức tạp vì có nhiều ô khối. Được đánh giá cực cao bởi vẻ đẹp khi kết hợp với các phụ kiện, cùng với đó là điểm nhấn ánh sáng của đèn trần. Chắc hẳn, đây sẽ là mẫu trần không ít người có thể tham khảo.
Trần thạch cao cho nhà bếp có diện tích nhỏ
Đối với không gian nhà bếp nhỏ hẹp thì chúng tôi khuyên bạn nên chọn mẫu trần thạch cao chìm dạng phẳng. Không nên trang trí rườm rà, ưu tiên bố trí thêm các hiệu ứng ánh sáng cho không gian thêm lộng lẫy. Không gian nhà bếp chật hẹp có thể trở nên lung linh hơn với những mẫu trần thạch cao kết hợp với đèn led.
Trần thạch cao cho phòng bếp nhà ống
Không gian nhà ống thường thiết kế với chiều dài lớn nhưng mặt tiền lại hẹp. Vì vậy thường có nhà bếp chạy dọc theo nhà, có thể có sự ngăn cách. Với không gian nhà ống thì đặc trưng là phía trong nhà ít sáng nhưng có trần cao. Bạn có thể chọn dạng trần thạch cao nổi. Không quá phức tạp, tạo nên kết cấu bền vững và độ thoáng cho không gian.
Nếu là không gian phòng khách thông bếp, bạn có thể chọn trần thạch cao hoặc giật cấp để tạo sự phân cách. Nhà ống thường có trần cao nên trần thạch cao giật cấp sẽ không lo làm giảm độ cao của ngôi nhà.
Lưu ý khi thi công trần thạch cao nhà bếp
Trần thạch cao luôn là một giải pháp tuyệt vời mang lại ấn tượng cho không gian phòng bếp của gia đình. Thế nhưng có rất nhiều vấn đề bạn cần lưu ý để có thể lựa chọn một không gian phòng bếp trần thạch cao một cách hoàn hảo nhất. Sau đây chúng tôi xịn giới thiệu đến các bạn những lưu ý khi thi công để có thể tránh trong quá trình lựa chọn bản mẫu và xây dựng.
Bạn nên chọn trần thạch cao có chất lượng tốt. Nếu chọn trần thạch cao có chất lượng kém sẽ khiến chúng nhanh chóng bị bay mất màu, không còn đẹp nữa. Bạn cần chọn mẫu mã thiết kế trần thạch cao phù hợp với kiến trúc của ngôi nhà. Ngoài ra, bạn cũng cần chọn trần thạch cao hợp với mệnh để mang lại may mắn cho gia chủ. Đúng theo các nguyên tắc phong thuỷ.
Để tăng độ bền trong suốt quá trình sử dụng thì bạn phải luôn giữ cho trần thạch cao được khô ráo. Bên cạnh đó, ngay khi thấy các vết nứt bắt đầu xuất hiện. Bạn cần phải có biện pháp xử lý ngay lập tức. Vì nếu để lâu ngày, vết nứt sẽ ngày càng lan rộng, gây mất thẩm mỹ cũng như an toàn cho các thành viên tron gia đình.
Lựa chọn cho mình đơn vị thi công trần thạch cao uy tín. Để có thể đảm bảo đúng chất lượng và tiến độ hoàn thành. Đồng thời, nhờ có kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực tế. Các kiến trúc sư của họ sẽ tư vấn để bạn chọn được mẫu trần thạch cao phù hợp nhất.
Mỗi mẫu trần thạch cao nhà bếp lại có ưu nhược điểm riêng biệt. Chính vì thế, để chọn được mẫu thiết kế trần thạch cao nhà bếp đẹp, sang trọng và cuốn hút. Bạn cần xem xét và tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành thiết kế và thi công cho ngôi nhà của bạn. Và đặc biệt, đừng quên tham khảo các bản báo giá cũng như mẫu trần thạch cao của các đơn vị uy tín. Điều này sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất cho công trình.
Xem thêm:
Mẫu trần thạch cao phòng ngủ
Mẫu trần thạch cao phòng khách