Trí tuệ và công đức của Khổng Tử được đúc kết trong mỹ tự Vạn thế sư biểu (Bậc thầy của muôn đời sau). Những câu nói để lại của Khổng Tử chính là kho tàng chân lý mà Ngài để lại sau khi mất.
Là một nhà khai sáng Nho Giáo, những câu nói hay của Khổng Tử dạy ta cách sống, dạy ta cách ăn ở, dạy ta cách thành công,… được lưu truyền rộng rãi đi khắp muôn nơi. Và cho đến nay, sau khi Khổng Tử đã qua đời thì những lời răn dạy ấy vẫn được người người tìm đọc, suy ngẫm và áp dụng vào cuộc sống.
Khổng Tử là ai?
Khổng Phu Tử (hoặc Khổng Tử) là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khâu (551 TCN- 479 TCN) tự Trọng Ni là nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông. Khổng Tử cùng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (624 – 544 TCN) và Lão Tử được coi là 3 nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất tới Văn hóa Á Đông, và có một sự trùng hợp là cả 3 người đã sống trong cùng một thời kỳ lịch sử.
Trí tuệ và công đức của Khổng Tử được đúc kết trong mỹ tự Vạn thế sư biểu (Bậc thầy của muôn đời sau) hoặc Đại thành chí thánh tiên sư, hay như có thơ rằng Thiên bất sinh Trọng Ni, vạn cổ như trường dạ, tạm dịch: Trời không sinh Trọng Ni, muôn đời như đêm dài).
Con cháu Khổng Tử kế thừa truyền thống gia phong, luôn ghi nhớ lời dạy về cội nguồn gia tộc, thế hệ nào cũng ghi chép gia phả để thể hiện niềm tự hào về công lao của tổ tiên. Năm 2005, dòng họ Khổng Tử được Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là gia tộc có bộ gia phả lâu dài nhất trong lịch sử thế giới, với 86 thế hệ con cháu được ghi chép lại đầy đủ, trải dài trên 2.500 năm. Bộ gia phả không chỉ có giá trị to lớn với con cháu Khổng Tử, mà còn là tư liệu quý để tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc trong 2.500 năm qua.
Là một nhà khai sáng Nho Giáo, những câu nói hay của Khổng Tử dạy ta cách sống, dạy ta cách ăn ở, dạy ta cách thành công,… được lưu truyền rộng rãi đi khắp muôn nơi. Và cho đến nay, sau khi Khổng Tử đã qua đời thì những lời răn dạy ấy vẫn được người người tìm đọc, suy ngẫm và áp dụng vào cuộc sống.
Những câu nói hay của Khổng Tử về quân tử
1. Nếu ai đó nói xấu sau lưng bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang đi trước mặt họ.
2. Nếu ghét một người, tức là bạn đang thất bại trước người đó.
3. Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người. Người quân tử hòa mình chứ không cùng người khác câu kết, móc ngoặc nhưng kẻ tiểu nhân lại câu kết với người khác mà không hòa mình cho dù bề ngoài thì tưởng như hòa mình với mọi người.
4. Có ba hạng bạn bè ích lợi và có ba dạng làm nguy hại. Bạn ngay thẳng, bạn trung thực và bạn nghe nhiều học rộng là bạn lợi ích. Bạn làm nhiều bộ tịch, bạn ưu chiều chuộng và gian sảo, nịnh bợ là bạn nguy hiểm.
5. Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa.
6. Người quân tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người.
7. Người quân tử luôn hướng lên, hướng xa còn kẻ tiểu nhân thì lại mỗi ngày sa xuống dưới.
8. Điều mà người quân tử suy nghĩ và lo âu chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân đăm chiêu lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích.
9. Trước khi bạn bắt tay vào một cuộc hành trình trả thù, hãy đào hai cái mộ.
10. Người quân tử nghiêm khắc với mình, kẻ tiểu nhân khắt khe với người.
11. Làm ơn chớ mong đền đáp, mong cầu đền đáp ấy là có mưu tính.
12. Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay hắc ám tâm trí.
13. Người không có chữ Tín sẽ chẳng làm nên việc gì.
14. Mất niềm tin vào bạn bè còn xấu hổ hơn bị chính họ lừa dối.
15. Người tài đức làm rồi mới nói và nói theo những việc đã làm.
16. Mỗi khi cơn tức giận nổi lên, hãy suy nghĩ về những hậu quả.
17. Mọi thứ đều có vẻ đẹp nhưng không ai thấy điều đó.
18. Ai chinh phục được chính mình là chiến binh hùng mạnh nhất.
19. Dở nhất trong cái đạo xử thế là không thấy lỗi của mình.
20. Sự im lặng là người bạn thật sự không bao giờ phản bội.
21. Biết có lỗi mà không sửa đó là lỗi của mình.
22. Bất cứ nơi nào bạn đi, hãy đi với cả trái tim.
23. Khi rõ ràng đó là những mục tiêu không thể đạt được, đừng điều chỉnh mục tiêu mà hãy điều chỉnh từng bước hành động.
Hồ Sơ Danh Nhân tổng hợp