1. Ăn những món ăn vặt lành mạnh
Những loại thực phẩm như kẹo, bánh,… tuy rất tiện lợi song cũng khiến cân nặng của bạn liên tục “nhảy số” do hàm lượng đường và muối cao. Do đó, hãy lựa chọn cho mình những sản phẩm vừa dinh dưỡng vừa ngon miệng như các loại hạt khô (không chứa đường), hoa quả, rau củ cắt nhỏ, sữa chua ít béo và rong biển sấy khô.
Nên chọn đồ ăn vặt lành mạnh như các loại hạt: hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt bí, hạt hướng dương,…
2. Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn
Những loại thức ăn này chứa rất nhiều muối, đường, chất béo và calo song lại kém dinh dưỡng hơn những những món thông thường. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những loại đồ ăn này mang lại cảm giác thèm ăn cao, dẫn đến việc ăn uống vô độ và thừa cân.
3. Ăn nhiều protein
Một chế độ ăn giàu protein nạc có thể giúp con người giảm cân và ngăn ngừa béo phì dễ dàng hơn. Do đó, hãy ăn trứng, thịt gà, cá, thịt nạc và các loại đậu để bổ sung protein mà vẫn không hấp thụ quá nhiều chất béo.
4. Tránh xa đường phụ gia
Lượng đường phụ gia đến từ các loại thực phẩm được chế biến sẵn, nước ngọt, trà sữa hay kem sẽ được gan phân giải thành chất béo, sau đó giải phóng các tế bào mỡ vào máu, dễ dẫn đến thừa cân.
5. Uống cà phê đen
Cà phê nếu uống đúng và đủ có thể sẽ có tác động tích cực đến cơ thể, cụ thể là trong quá trình chuyển hóa carb và chất béo, thậm chí là giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh gan. Tuy vậy, hãy hạn chế thêm đường và chất béo vào cốc cà phê của bạn.
6. Duy trì đủ nước
Nước là loại đồ uống lành mạnh nhất đối với cơ thể bởi nó không chứa calo và chất béo. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ tăng cường quá trình trao đổi chất và giảm sự thèm ăn. Hãy thay thế những loại đồ uống có đường như nước giải khát có ga, nước hoa quả hay đồ uống thể thao bằng nước để giảm lượng calo mà bạn hấp thụ trong một ngày.
7. Hạn chế carb tinh chế
Carb tinh chế sẽ ảnh hưởng quá trình trao đổi chất của cơ thể, khiến gan giải phóng mỡ vào máu nhiều hơn. Do đó hãy tránh ăn nhiều cơm trắng, bột mì, kẹo và thay thế bằng các loại thực phẩm nguyên hạt để cơ thể bạn được khỏe mạnh.
8. Theo dõi và giám sát lượng calo hấp thụ hằng ngày
Để hạn chế việc ăn uống vô độ, bạn nên tính lượng calo nạp mỗi ngày để quan sát, cắt giảm calo thừa cùng với tạo lập một chế độ ăn uống tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên ghi chép các nhóm thực phẩm lành mạnh đã tiếp nạp mỗi ngày để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
9. Đánh răng giữa các bữa ăn hoặc vào buổi tối
Đánh răng đều đặn không những giúp bạn giữ gìn vệ sinh răng miệng mà còn khiến bạn không muốn tìm đến các món ăn vặt do khi đó khoang miệng của bạn đã sạch sẽ.
10. Bổ sung chất xơ
Chất xơ hỗ trợ quá trình giảm cân bằng cách thúc đẩy tiêu hóa và cân bằng vi khuẩn trong ruột. Ngoài ra, loại chất có nhiều trong rau xanh này cũng khiến con người no nhanh hơn và hạn chế sự thèm ăn.
11. Sử dụng loại đĩa nhỏ hơn
Con người thường thích trình bày một đĩa thức ăn đầy đặn, do vậy một chiếc đĩa với kích cỡ nhỏ hơn sẽ gây nên những hiệu quả tâm lí tích cực, từ đó hạn chế lượng thức ăn.
Ăn chậm, nhai kỹ sẽ giảm tốc độ ăn của bạn
12. Ăn chậm
Việc ăn chậm có thể làm giảm lượng calo hấp thụ bởi não bộ sẽ mất một khoảng thời gian để nhận ra rằng ta đã no bụng. Do đó, hãy nhai thức ăn cẩn thận và ăn uống cùng người khác để giảm tốc độ ăn của bạn.
13. Nêm thêm gia vị cay
Capsaicin – một loại chất có trong các gia vị cay – có thể giúp cơ thể đốt chất béo và tăng sự trao đổi chất một cách chậm rãi. Do đó, thêm một chút bột ớt vào món ăn thích hợp có thể sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong tiến trình giảm cân của bạn.
14. Ngủ nhiều hơn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ đủ giấc có thể hỗ trợ cho việc giảm cân. Ngoài ra, hãy đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bạn để đảm bảo quá trình trao đổi chất của cơ thể.
15. Tăng cường rèn luyện thể lực
Những công việc mang tính chất bàn giấy ngày nay khiến con người trở nên lười vận động và trì trệ hơn. Do đó, hãy bỏ ra một chút thời gian mỗi ngày với các bài tập HIIT hoặc cardio đơn giản bởi những bài tập này sẽ giúp cơ thể đốt calo cũng như tăng cơ, giảm mỡ thừa hiệu quả và tăng cường sức đề kháng cũng như cải thiện hệ tim mạch của bạn.