15 cách chữa đau dạ dày dân gian an toàn bằng thảo dược dễ tìm
Cách chữa đau dạ dày dân gian là một giải pháp hỗ trợ trong điều trị, giúp người bệnh làm dịu cơn đau và giảm tần suất xuất hiện triệu chứng khó chịu. Trong bài viết này chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chia sẻ cho bạn 15 cách sử dụng các thảo dược lành tính, dễ tìm để giúp hỗ trợ chữa đau dạ dày hiệu quả.
1. Ưu và nhược điểm chữa đau dạ dày bằng dân gian
Bất kỳ một phương pháp chữa bệnh nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là những điểm mạnh và hạn chế của cách chữa đau dạ dày dân gian.
Ưu điểm
Cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng dân gian thường sử dụng nguyên liệu thiên nhiên như các loại lá, cây thảo dược, thực phẩm có ngay trong nhà bếp như gừng, nghệ, đậu rồng,… có những ưu điểm sau:
- An toàn, lành tính: các loại thảo dược từ thiên nhiên an toàn, lành tính, ít gây ra tác dụng phụ với hầu hết mọi đối tượng.
- Nguyên liệu giá rẻ: nguyên liệu như gừng, nghệ, rau tía tô, nha đam…giá rẻ, tiết kiệm chi phí.
- Nguyên liệu dễ tìm: bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày sử dụng những dược liệu dễ tìm thấy trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí có ngay trong căn bếp nhà bạn như gừng, nghệ, rau tía tô,…
Nhược điểm
Mặc dù cách chữa đau dạ dày dân gian được nhiều người sử dụng và có hiệu quả không ngờ nhưng chúng vẫn có những hạn chế như:
- Tác dụng chậm: Các nguyên liệu tự nhiên có dược tính nhẹ, tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
- Chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng: Đây là các bài thuốc kinh nghiệm dân gian truyền lại, chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, không chữa được dứt điểm. Vì thế người bệnh cần áp dụng với phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ.
- Mất nhiều thời gian để thực hiện: Các bài thuốc dân gian mất nhiều thời gian để pha chế hoặc sắc thuốc, vì thế không tiện lợi khi sử dụng.
- Phù hợp với đối tượng bị bệnh ở mức độ nhẹ, mới khởi phát: Các nguyên liệu tự nhiên có dược tính nhẹ vì thế chỉ thích hợp với giai đoạn đầu khi bệnh còn nhẹ và không thay thế được thuốc chữa bệnh.
Như vậy, dân gian chỉ là phương pháp hỗ trợ giảm triệu chứng, không điều trị dứt điểm. Do đó bệnh nhân đau dạ dày nên tới thăm khám bác sĩ khi thấy các triệu chứng đau dạ dày để được hướng dẫn điều trị theo phác đồ và thuốc phù hợp.
Với trường hợp đau dạ dày nhẹ, mới khởi phát, các bạn có thể tham khảo 9+ cách chữa đau dạ dày dân gian qua phần tiếp theo của bài viết này.
2. 15 cách chữa đau dạ dày dân gian an toàn, hiệu quả
Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng bài thuốc dân gian để chữa đau dạ dày và được lưu truyền đến tận ngày nay. Dưới đây là TOP 9+ cách chữa đau dạ dày dân gian an toàn và hiệu quả nhất:
2.1. Lá tía tô
Tía tô có khả năng chữa trị đau dạ dày, chống viêm, làm liền các vết loét và hạn chế gia tăng dịch vị axit trong dạ dày nhờ chứa 1 lượng lớn tanin và glucosid. Lá tía tô có công dụng:
- Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm, vị cay nhẹ, có tác dụng chống viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, giảm đau dạ dày.
- Theo Y học hiện đại, lá tía tô có chất glycosid, tanin, axit alpha-linolenic,… có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, làm giảm vết loét dạ dày, kiềm chế dịch acid gây loét dạ dày,…
Cách chữa đau dạ dày dân gian bằng lá tía tô thì người bệnh có thể ăn trực tiếp lá tía tô như rau sống hoặc chế biến thành món ăn như cháo, nước ép,…. Cụ thể:
CHÁO LÁ TÍA TÔ
Cháo tía tô giúp giảm áp lực cho dạ dày, giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tránh đầy bụng, khó tiêu.
Nguyên liệu:
- 100g lá tía tô
- 50g thịt lợn băm
- 50g gạo tẻ
- Hành tươi, rau mùi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô, hành mùi, thái nhỏ.
- Cho gạo tẻ vào nồi nước đun sôi sau đó cho thịt lợn băm nhuyễn vào nấu chín nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Lấy cháo ra bát, cho tía tô, hành, rau mùi lên trên và thưởng thức.
NƯỚC TÍA TÔ
Uống nước tía tô đều đặn trong 7 ngày sẽ thấy triệu chứng đau dạ dày và trào ngược dạ dày cải thiện đáng kể.
Nguyên liệu:
- 10 – 15g tía tô
- 1 củ gừng tươi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô bằng nước muối pha loãng.
- Cạo vỏ, rửa sạch gừng, thái lát mỏng.
- Đun sôi 500ml nước, thả lá tía tô và gừng vào, tiếp tục đun khoảng 5 phút.
- Lọc phần nước và uống 2 lần/ngày khi còn ấm.
ĂN TÍA TÔ TRỰC TIẾP
Tinh dầu trong lá tía tô chưa qua chế biến có khả năng giảm đau, giảm viêm loét dạ dày.
Nguyên liệu: 10 – 15g lá tía tô.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô, để ráo nước.
- Ăn trực tiếp kèm với món ăn hàng ngày.
Lưu ý khi sử dụng lá tía tô chữa đau dạ dày:
- Hàm lượng sử dụng: 10 – 15g/lần. Ăn quá nhiều lá tía tô 1 lần có thể gây tác dụng phụ như nóng trong người, toát nhiều mồ hôi,…
- Đối tượng sử dụng: Người bệnh đau dạ dày nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là trường hợp phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
- Hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh, người bệnh không nên lạm dụng.
2.2. Nha đam
Nha đam chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, chất xơ, có tác dụng chống viêm, thanh nhiệt, tốt cho hệ tiêu hóa, điều trị ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày và giảm đau dạ dày,….
- Theo Đông y, nha đam có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, sát trùng, chủ trị táo bón, nóng trong người, khó tiêu, đầy bụng, viêm loét dạ dày
- Theo Y học hiện đại, nha đam có chứa chất phytochemical có tính kháng sinh tự nhiên, công dụng kháng viêm, sát trùng. Chất anthraquinon dồi dào trong nha đam có khả năng kiểm soát sự tăng tiết axit dạ dày.
Cách chữa đau dạ dày dân gian bằng nha đam: Người bệnh có thể dùng nha đam nguyên chất hoặc kết hợp với dược liệu khác có cùng công dụng để tăng hiệu quả điều trị.
NHA ĐAM NGUYÊN CHẤT
Nha đam nguyên chất giúp giảm nóng rát thượng vị, ợ hơi, chướng bụng, nhanh lành ổ loét viêm và niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Nguyên liệu: 1-2 nhánh nha đam tươi.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ, gọt bỏ phần gốc của 1-2 nhánh nha đam, rửa nhiều lần với nước loại bỏ lớp nhờn.
- Lọc phần thịt cho vào máy xay nhuyễn, cho vào lọ thủy tinh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Mỗi lần uống pha 2 thìa nha đam với 150ml nước ấm, uống trước bữa ăn 30 phút.
NHA ĐAM PHA MẬT ONG
Nha đam và mật ong giúp giảm đau, chống viêm, hỗ trợ phục hồi tổn thương, tái tạo ổ loét viêm niêm mạc dạ dày rất tốt.
Nguyên liệu:
- 3 nhánh nha đam tươi
- 300ml mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ, rửa sạch lớp nhờn nha đam, cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
- Trộn đều 300ml mật ong, cho vào lọ thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh
- Mỗi lần dùng pha 30-50ml với nước ấm uống trước bữa ăn.
Lưu ý khi sử dụng nha đam chữa đau dạ dày:
- Hàm lượng sử dụng: Một ngày chỉ nên sử dụng 90ml nước ép nha đam trước bữa ăn 30 phút.
- Đối tượng sử dụng: Phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường, tiêu chảy,…
- Cách sơ chế đúng: Khi sơ chế nha đam cần loại bỏ hoàn toàn mủ nha đam vì chúng có thể gây đau bụng, hạ kali, hại thận.
2.3. Lá bạc hà
Lá bạc hà chứa hàm lượng chất menthol cao có công dụng như thuốc giảm đau tự nhiên, giảm triệu chứng chướng bụng, đầy hơi và giảm các cơn đau dạ dày. Cụ thể lá bạc hà có các tác dụng sau:
- Theo Đông y, bạc hà có tác dụng giảm đau, tăng tiết mật, kích thích tiêu hóa.
- Theo Y học hiện đại, hoạt chất menthol trong bạc hà giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn; hỗ trợ tăng tiết dịch ở túi mật giúp mật lưu thông tốt.
Cách chữa đau dạ dày dân gian bằng lá bạc hà như sau mọi người tham khảo để thực hiện:
Nguyên liệu: 2 lá bạc hà tươi hoặc 1-2 thìa cafe lá khô.
Cách thực hiện:
- Ủ lá bạc hà trong ấm nước sôi, đậy nắp khoảng 5-10 phút.
- Uống trà khi còn ấm, nếu dùng lá tươi có thể nhai cả lá để tăng hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng lá bạc hà chữa đau dạ dày:
- Hàm lượng sử dụng: Không nên lạm dụng, một ngày chỉ nên dùng 0.4ml tinh dầu bạc hà hoặc 2-12g lá bạc hà.
- Đối tượng không nên sử dụng: Trẻ em, phụ nữ có thai, người ra mồ hôi nhiều, người bệnh tiểu đường, táo bón kéo dài,…
2.4. Lá đu đủ
Lá đu đủ có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, điều trị đau dạ dày, ợ hơi, đầy bụng, hội chứng ruột kích thích nhờ chứa một lượng lớn chất papain. Lá đu đủ có công dụng:
- Theo Đông y, Lá đu đủ có công dụng chống viêm sưng, giảm đầy bụng, táo bón, giảm đau dạ dày do co bóp dạ dày, viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày nhờ giảm tiết axit dịch vị.
- Theo Y học hiện đại, Lá đu đủ chứa enzym papain giúp giảm đầy bụng, ợ chua, khó tiêu. Chymopapain thì như một loại kháng sinh tự nhiên giúp giảm đau dạ dày, các vết viêm loét ở niêm mạc dạ dày chóng lành, chống viêm loét dạ dày.
Cách chữa đau dạ dày dân gian bằng lá đu đủ được thực hiện như sau:
Nguyên liệu:
- 2 lá đu đủ tươi
- 500ml nước
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá đu đủ, để ráo nước, thái nhỏ.
- Đun sôi lá đu đủ với 500ml nước.
- Để nguội bớt rồi uống trực tiếp 1 lần trong ngày, không để qua đêm.
Lưu ý khi sử dụng lá đu đủ chữa đau dạ dày:
- Cách ăn: Không ăn sống lá đu đủ, không sử dụng khi đang đói.
- Đối tượng sử dụng: Trẻ em, phụ nữ mang thai không nên sử dụng lá đu đủ.
2.5. Gừng
Các hoạt chất Zingerone, Gingerol và Shogaol trong gừng có tác dụng giảm đau, điều hòa nhu động ruột, từ đó giảm đau dạ dày nhanh chóng, giảm cảm giác đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu. Gừng có công dụng:
- Theo Đông y: gừng có vị cay, tính ấm, công dụng diệt khuẩn, làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa nhiễm trùng và viêm loét dạ dày.
- Theo Y học hiện đại: các hoạt chất Zingerone, Gingerol, Shogaol trong gừng có tác dụng giảm đau, điều hòa nhu động ruột, giảm nhanh các cơn đau dạ dày, chống buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu.
Để chữa đau dạ dày dân gian bằng gừng, thực hiện khá đơn gian tại nhà mọi người có thể thực hiện như sau:
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi
- 150ml nước
Cách thực hiện:
- Rửa sạch gừng tươi, thái thành lát mỏng.
- Đun sôi gừng với 150ml nước khoảng 10 phút.
- Uống nước gừng khi còn ấm vào sau bữa ăn sáng.
Lưu ý khi sử dụng gừng chữa đau dạ dày:
- Hàm lượng sử dụng: Một ngày chỉ nên sử dụng 5g gừng.
- Cách sử dụng:Không dùng gừng bị mọc mầm hoặc bị hư hỏng vì có thể tác động xấu tới hệ tiêu hóa. Hạn chế sử dụng gừng vào buổi tối.
- Đối tượng sử dụng: Phụ nữ mang thai, người bệnh đái tháo đường, cao huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
2.6. Nghệ
Nghệ có công dụng khử trùng, sát khuẩn, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn trong niêm mạc dạ dày, làm dịu hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đau dạ dày, điều trị rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, ợ chua, làm lành vết thương,… Nghệ có công dụng:
- Theo Đông y, nghệ có tính ấm, vị cay, có tính kháng viêm, chống oxy hóa giúp giảm nhanh các cơn đau dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng,…
- Theo Y học hiện đại, hoạt chất curcumin dồi dào trong nghệ có khả năng phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Nghệ ức chế một số chủng vi khuẩn như Helicobacter pylori, Staphylococcus aureus,…hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn.
Sử dụng chữa đau dạ dày dân gian bằng tinh bột nghệ như sau:
Nguyên liệu:
- 2 thìa cafe tinh bột nghệ.
- 250ml nước ấm.
- 1 thìa cafe mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Pha 2 thìa cafe tinh bột nghệ vào 250ml nước ấm.
- Thêm 1 thìa cafe mật ong, khuấy đều và uống trực tiếp.
Lưu ý khi sử dụng nghệ chữa đau dạ dày:
- Hàm lượng sử dụng: Chỉ nên dùng 3 thìa cafe tinh bột nghệ mỗi ngày, uống trước bữa ăn 20 phút.
- Đối tượng sử dụng: Không sử dụng nghệ cho người bị rối loạn đông máu, phụ nữ bị rong kinh, người mắc bệnh tiểu đường.
2.7. Lá lược vàng
Lá lược vàng được cả Đông y và Tây y chứng nhận có khả năng làm giảm các cơn đau dạ dày, giảm viêm loét cũng như giảm cơn đau co thắt dạ dày. Lá lược vàng có công dụng:
- Theo Đông y, lá lược vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, cầm máu, công dụng chữa đau dạ dày cấp và mạn tính.
- Theo Theo Y học hiện đại, lá lược vàng có chứa Steroid, Flavonoid công dụng kháng viêm, giúp giảm vùng viêm loét dạ dày, giảm đau do co thắt.
Chữa đau dạ dày dân gian bằng lá lược vàng thực hiện như sau:
Nguyên liệu: 1-2 lá cây lược vàng tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá cây lược vàng tươi, cắt nhỏ rồi nhai trực tiếp và nuốt từ từ.
- Thực hiện 2-3 lần/ngày trước ăn 30 phút.
2.8. Lá trầu không
Lá trầu không được chứng minh có tác dụng kháng lại vi khuẩn gây hại cho dạ dày như Subtilis, tụ cầu, HP,… từ đó giúp ngăn chặn viêm loét dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, giảm đau dạ dày. Lá trầu không có công dụng:
- Theo Đông y, trầu không có vị cay nồng, công dụng diệt khuẩn, trung hòa axit dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Theo Y học hiện đại, trầu không có chứa tanin, betel-phenol,… có tác dụng mau lành vết thương, làm lành vết loét dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.
Cách chữa đau dạ dày dân gian bằng lá trầu không như sau:
Nguyên liệu: 4-5 lá trầu không tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không, để ráo nước, vò nát rồi hãm với nước lọc.
- Lọc lấy nước uống 1 lần/ngày sau ăn khoảng 1 giờ.
2.9. Lá mơ lông
Lá mơ lông có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin cao giúp cải thiện hệ tiêu hòa, điều hòa lượng axit trong dạ dày, cải thiện chướng bụng, đầy hơi, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở dạ dày. Lá mơ lông có Công dụng:
- Theo Đông y, lá mơ lông tính mát, vị đắng, mùi hơi hôi, công dụng sát khuẩn, giải độc, giảm tình trạng khó tiêu, ợ hơi, đau bụng.
- Theo Theo Y học hiện đại, lá mơ lông chứa chất chống oxy hóa, chất xơ, khoáng chất có khả năng tiêu viêm, giảm sưng, hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày.
Cách chữa đau dạ dày dân gian bằng lá mơ lông như sau:
Nguyên liệu: 40g lá mơ lông tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá mơ lông tươi, để ráo, xay nhuyễn.
- Lọc lấy nước cốt uống trực tiếp hoặc hấp cách thủy, dùng 2 lần/ngày.
2.10. Lá nhọ nồi
Hàm lượng vitamin K và tanin dồi dào trong lá nhọ nồi giúp giảm nhanh các cơn đau thượng vị, kích thích quá trình làm lành tổn thương trong dạ dày, hạn chế tình trạng chảy máu niêm mạc dạ dày và bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị tiêu chảy, phân lỏng, viêm đại tràng mạn tính, phụ nữ có thai và cho con bú không được sử dụng lá nhọ nồi.
- Người bị huyết áp thấp, trẻ em dưới 15 tuổi, người đang sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Công dụng:
- Theo Đông y, lá nhọ nồi vị chua ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng bổ huyết, cầm máu, cải thiện triệu chứng nóng rát dạ dày, ợ chua, nôn, đầy bụng, khó tiêu.
- Theo Theo Y học hiện đại, lá nhọ nồi chứa carotene, vitamin K, flavonozit, tanin giúp giảm triệu chứng đau dạ dày, phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày, giảm tình trạng buồn nôn, nôn, ợ chua, bảo vệ niêm mạc dạ dày,…
Cách chữa đau dạ dày dân gian bằng lá nhọ nồi:
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá nhọ nồi tươi.
- 200ml nước.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá nhọ nồi tươi, ngâm vào nước muối loãng 30 phút, để ráo nước.
- Xay nhọ nồi với 200ml nước lọc.
- Lọc lấy phần nước cốt uống 2 lần trong ngày, không để qua đêm.
Lưu ý: Không dùng lá nhọ nồi nếu đang dùng thuốc chống đông máu.
2.11. Quả dừa
Quả dừa có hàm lượng nước, protein, chất xơ, axit lauric cao giúp sát khuẩn, chống viêm, ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, giảm thiểu hiện tượng nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Từ đó hỗ trợ giảm đau dạ dày nhanh chóng. Quả dừa có công dụng:
- Theo Đông y, nước dừa vị ngọt, mát, tính bình, công dụng cầm máu, giải độc, nhuận tràng, lợi tiểu, giảm đau dạ dày, hỗ trợ phục hồi tổn thương các vết loét dạ dày nhanh chóng.
- Theo Theo Y học hiện đại, quả dừa bổ sung nước, điện giải, vitamin và dưỡng chất, bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của vi sinh vật có hại. Nước dừa làm trung hòa nồng độ axit dạ dày, giảm tình trạng nóng rát, giảm đau và hạn chế trào ngược dạ dày.
Cách sử dụng dừa chữa đau dạ dày như sau:
Nguyên liệu:
- 1 quả dừa tươi
- 350ml nước
Cách thực hiện:
- Bổ đôi quả dừa, bỏ lớp vỏ ngoài chỉ để lại lớp cùi mỏng.
- Cho quả dừa vào nồi chứa 350ml nước để hấp trong 15 phút.
- Uống nước dừa 1 quả/ ngày.
Lưu ý khi sử dụng dừa tươi chữa đau dạ dày:
- Hàm lượng sử dụng: Chỉ uống 1 quả dừa mỗi ngày.
- Đối tượng sử dụng: Phụ nữ có thai, người huyết áp thấp, tiêu chảy, táo bón lâu ngày nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
2.12. Cam thảo
Cam thảo là vị thuốc có khả năng giảm tiết axit dịch vị dạ dày, hỗ trợ làm lành tổn thương và vết loét dạ dày nhanh chóng. Ngoài ra, cam thảo làm tăng nồng độ prostaglandin trong hệ tiêu hóa giúp sản xuất tế bào mới, thúc đẩy bài tiết chất nhầy trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Đối tượng sử dụng: Người cao huyết áp, thấp trệ, phụ nữ mang thai, trẻ em, người có gan, thận yếu không nên dùng cam thảo.
Công dụng:
- Theo Đông y, cam thảo tính mát, vị ngọt, tác dụng lợi khí huyết, giải độc, thông kinh mạch, dưỡng khí, cải thiện tình trạng đau dạ dày.
- Theo Theo Y học hiện đại, nhờ hàm lượng acid glucuronic dồi dào, cam thảo có khả năng kìm hãm một số vi khuẩn gây hại cho dạ dày, giảm tiết axit dạ dày, ngăn ngừa viêm loét, hỗ trợ phục hồi tổn thương.
Cách chữa đau dạ dày dân gian bằng cam thảo như sau:
Nguyên liệu:
- 3-5g cam thảo khô.
- 500ml nước.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cam thảo, sắc với 500ml nước trong 15 phút.
- Chắt lấy phần nước, bỏ bã uống thành nhiều lần trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng cam thảo chữa đau dạ dày:
- Không dùng chung cam thảo với thuốc lợi tiểu, thuốc chứa digitalis,… tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Kiêng ăn các loại cá khi dùng thuốc có vị cam thảo.
2.13. Cây chè dây
Chè dây là thảo dược có chứa hàm lượng hoạt chất flavonoid rất cao có tác dụng giảm nhanh cơn đau dạ dày, giảm nồng độ axit trong dạ dày, làm liền sẹo và làm lành vết loét dạ dày.
Đối tượng sử dụng: Người huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, trẻ em không nên dùng chè dây.
Công dụng:
- Theo Đông y, chè dây vị ngọt mát, kháng viêm, diệt khuẩn HP, chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
- Theo Theo Y học hiện đại, chè dây có chứa flavonoid, tanin, 2 loại đường rhamnose và glucose có công dụng tiêm viêm, tiêu diệt vi khuẩn HP, ngăn ngừa viêm loét dạ dày, làm lành vết loét nhanh chóng, hạn chế co thắt và giảm các cơn đau ở thượng vị,…
Cách chữa đau dạ dày dân gian bằng chè dây
Nguyên liệu:
- 30-50g chè dây.
- 50ml nước.
Cách thực hiện:
- Sắc chè dây cùng 500ml nước hoặc có thể pha như pha trà.
- Uống thành nhiều lần trong ngày, không để qua đêm.
Lưu ý:
- Hàm lượng sử dụng: Không sử dụng quá 70g chè dây mỗi ngày và nên uống sau khi ăn sáng.
- Kiêng kỵ: Trong khi sử dụng chè dây cần hạn chế thức ăn nhiều axit như dưa muối, cà muối, xoài, cà chua,…
2.14. Chuối hột
Chuối hột có chứa enzyme polyphenol oxidase, saponin, tanin, flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm đau, trung hòa dịch vị, giảm viêm loét và chữa đau dạ dày hiệu quả.
Công dụng:
- Theo Đông y, chuối hột vị chát, tính bình, tác dụng giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, làm lành vết loét trong niêm mạc dạ dày.
- Theo Theo Y học hiện đại, trong vỏ chuối hột có chứa enzyme polyphenol oxidase, hạt chứa saponin, tanin, flavonoid,…có tác dụng giảm đau, làm se vết thương trong niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị dạ dày.
Cách chữa đau dạ dày dân gian bằng chuối hột như sau:
Nguyên liệu:
- 5 quả chuối hột xanh
- 30g đu đủ chín
- 50g mía lau
- 1 quả táo
- 500ml nước
Cách thực hiện:
- Tước vỏ ngoài chuối hột xanh, cắt lát mỏng.
- Gọt vỏ đu đủ, mía lau, táo, cắt tất cả thành miếng nhỏ.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi chứa 500ml nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút.
- Lọc lấy phần nước uống thay nước lọc trong ngày.
2.15. Đậu rồng
Trong đậu rồng (đỗ khế) có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin, magie, canxi, glucid,… có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống xuất huyết và viêm loét dạ dày.
Công dụng:
- Theo Đông y, đậu rồng có nhiều công dụng, từ hạt đến củ, lá và hoa, tác dụng giảm viêm, giảm đau. Hạt đậu rồng chứa nhiều dinh dưỡng cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên, chữa suy dinh dưỡng, đau bụng, đau mắt, đau dạ dày.
- Theo Theo Y học hiện đại, hạt đậu rồng chứa hàm lượng lớn protid, lipid, chất xơ, canxi, magie, vitamin, glucid,…có tác dụng nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa, thấm hút dịch vị dư thừa trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa xuất huyết và viêm loét dạ dày.
Cách chữa đau dạ dày dân gian bằng đậu rộng như sau:
Nguyên liệu:
- 100g hạt đậu rồng già
- ½ thìa cafe mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Cho hạt đậu rồng vào chảo rang đều đến khi có mùi thơm, xay mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh đậy kín.
- Mỗi lần sử dụng pha 2 thìa cafe hạt đậu rồng với ½ thìa cafe mật ong, ăn trực tiếp mỗi ngày 1 lần.
Những cách chữa đau dạ dày dân gian tại nhà mang lại hiệu quả không ngờ và an toàn cho nhiều đối tượng, tuy nhiên để đảm bảo các dược liệu phát huy hết dược tính và hạn chế tối đa, người bệnh cần lưu ý sử dụng đúng cách.
3. Lưu ý khi thực hiện cách chữa đau dạ dày dân gian
Để đảm bảo an toàn tối đa, các bạn cần lưu ý những điều sau khi thực hiện cách chữa đau dạ dày dân gian:
- Chỉ áp dụng bài thuốc dân gian cho các trường hợp đau dạ dày nhẹ và trung bình.
- Cách chữa đau dạ dày dân gian chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, không điều trị dứt điểm.
- Nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính nhưng có tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì thực hiện liên tục mới có hiệu quả.
- Các phương pháp dân gian lành tính, an toàn nhưng cần sử dụng đúng liều lượng như đã hướng dẫn ở trên, không lạm dụng.
- Phù hợp với cơ địa của từng người, không phải tất cả các loại này đều mang lại hiệu quả cho tất cả mọi người.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai và những người đang dùng thuốc điều trị bệnh khác.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: ăn đúng giờ, không nhịn ăn, không ăn quá no và ăn khuya, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Chế độ nghỉ ngơi khoa học, ngủ đủ giấc, tránh stress, căng thẳng, tránh làm việc quá sức trong thời gian dài.
- Thường xuyên tập luyện thể dục bằng bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe để giúp điều hòa hoạt động hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng.
- Tránh ăn các loại thực phẩm không tốt cho dạ dày như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, caffeine, bia rượu, không hút thuốc lá.
Trên đây là toàn bộ TOP 15 cách chữa đau dạ dày dân gian cùng những hướng dẫn cụ thể. Mẹo dân gian tuy an toàn nhưng chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu áp dụng một thời gian mà không thấy hiệu quả thì người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở ý tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp hơn. Nếu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!