14 CÁCH XUA ĐUỔI RUỒI ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ

14-cach-duoi-ruoi-don-gian-hieu-qua

Ruồi là loài côn trùng gây hại cho mọi nhà, tác hại mà ruồi mang lại thì ai cũng biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những cách xua đuổi ruồi hiệu quả để áp dụng. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những cách đuổi ruồi và diệt ruồi đơn giản, dễ làm.

14 CÁCH ĐUỔI RUỒI TỰ NHIÊN, KHÔNG ĐỘC HẠI

Dưới đây là một số cách đuổi ruồi hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng thủ công cho ngôi nhà của bạn. Bạn có thể sử dụng các vật dụng dễ tìm thấy trong nhà để thực hiện những phương pháp này.

Trường hợp bạn cần một số “vũ khí” có tác dụng hủy diệt, hãy dùng thử các sản phẩm thuốc diệt ruồi sinh học mà Pesticide phân phối. Tham khảo tại đây:

Đây là các sản phẩm chuyên nghiệp, đặc trị các loại ruồi từ ruồi nhà cho đến ruồi đục trái, ruồi cống, ruồi xanh, ruồi cống… Nếu bạn không thích dùng các sản phẩm này thì áp dụng những phương pháp tự nhiên cũng rất thú vị.

1. Sử dụng túi nilong đựng nước

Dựa vào đặc điểm ruồi thích ánh sáng ban ngày. Do mắt kép của ruồi cấu tạo bởi rất nhiều gương cầu có phản xạ nhanh với ánh sáng phản chiếu, nên bạn có thể treo ở cửa chính, cửa sổ những túi nylon chứa nước, dùng để xua đuổi ruồi. Vào ban ngày, khi ruồi lảng vảng khắp nơi để tìm chỗ đậu, gặp phải ánh sáng phản quang từ các túi nylon chứa nước trong thì chúng sẽ mất khả năng định vị phương hướng để mò mẫm vào nhà bạn. Đây là mẹo diệt ruồi có từ thời rất lâu, bạn nên thử áp dụng để xua tan nỗi lắng lo về ruồi.

Treo đĩa CD hoặc đĩa DVD cũng sẽ mang lại hiệu ứng phản quang tương tự.

2. Đuổi ruồi bằng tinh dầu sả

Mùi hương của tinh dầu sả sẽ làm cho lũ ruồi biến mất ngay tức khắc, bởi vì chúng rất ghét mùi hương này. Bạn pha tinh dầu với nước ấm rồi cho vô bình xịt, tiếp theo bạn phun xịt hỗn hợp này ở mọi nơi trong nhà.

Có một cách nữa, đó là bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu ở những địa điểm mà ruồi hay lui tới như khu vực ăn uống, nhà bếp,… Nếu thường xuyên áp dụng thì số lượng ruỗi trong nhà của bạn sẽ giảm rất nhiều.

Ngoài ra, tinh dầu bạch đàn hoặc hoa oải hương, bạc hà, đinh hương cũng có tác dụng đuổi ruồi.

Một ưu điểm vượt trội của tinh dầu đó là nó có tác dụng an thần, giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu, do đó, bạn hãy cho tinh dầu vào máy xục tinh dầu, rồi đặt trong phòng ngủ. Mùi tinh dầu sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu, mọi căng thẳng, mệt mỏi sẽ được xua tan và quan trọng hơn nữa đó là cũng là cách xua đuổi ruồi vô cùng hữu ích.

3. Cách đuổi ruồi bằng vỏ cam

Vỏ cam chứa nồng độ 90-95% limonene, một chất hóa học có hại với ruồi và nhiều loại côn trùng khác. Chính vì vậy, sử dụng vỏ cam là cách đơn giản và không tốn kém để giúp bạn đánh đuổi ruồi.

Bạn hãy sấy khô và để ở những nơi có ruồi xuất hiện. Nếu ruồi ngửi thấy mùi cam thì chúng sẽ từ bỏ ý định len lỏi vào nhà của bạn. Ở những không gian có diện tích nhỏ, bạn nên áp dụng cách đuổi ruồi này để có kết quả theo như mong muốn của bạn.

4. Sử dụng long não để đuổi ruồi

Long não được mọi người biết đến là một loại sáp có mùi thơm cực mạnh. Sản phẩm này sẽ giúp bạn đuổi ruồi ra khỏi cuộc sống của gia đình bạn. Long não có rất nhiều khác nhau, được trưng bày và bán ở siêu thị hoặc các cửa hàng thuốc tây.

Bạn có thể đặt long não ở những khu vực có nhiều ruồi bén mảng đến. Mùi của long não làm ruồi khó chịu nên khi ngửi thấy mùi này chúng sẽ tức tốc biến ngay lập tức. Hoặc bạn hòa tan loại sáp thơm này với nước ấm để mùi hương tỏa ra đều hơn. Nếu trong nhà có phụ nữ mang thai thì bạn không nên sử dụng cách này bởi long não có thể có hại đến sự phát triển của thai nhai và sức khỏe của người mẹ. Đối với trẻ em, bạn cần đặc biệt chú ý, vì long não có hình dạng giống viên kẹo.

5. Diệt ruồi bằng xà phòng

Xà phòng với mật ong nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một sản phẩm diệt ruồi rất hiệu quả. Bạn hòa nước xà phòng với mật ong, rồi cho vào bát, đặt ở nơi có nhiều ruồi nhất. Mật ong sẽ dẫn dụ ruồi đến thưởng thức và chúng sẽ không thể thoát ra khỏi hỗn hợp này. Với nguyên liệu sẵn có trong nhà, bạn có thể diệt ruồi vừa an toàn vừa có kết quả tốt nhất.

Mặt khác, bạn có thể sử dụng bột ớt với xà phòng để đánh đuổi ruồi. Bạn trộn đều xà phòng, bột ớt và một chút nước trái cây thơm ngon, rồi cho vào bình xịt. Sau đó, bạn phun dung dịch này ở những nơi mà ruồi hay lảng vảng qua lại. Bột ớt có mùi cay sẽ khiến ruồi không dám đến gần ngôi nhà của bạn nữa. Bạn phải hết sức cẩn thận, bởi bột ớt có thể làm đôi mắt của bạn bị cay hoặc gây nguy hại cho trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà

6. Sử dụng các loại thảo mộc như húng quế, oải hương, bạc hà

Các loại thảo mộc thơm như hoa cúc, bạc hà, húng quế, ngải cứu, được xem là khắc tinh của ruồi. Bạn có thể đem lá phơi nắng cho khô, rồi cho vào một cái túi vải, sau đó bạn treo lên những khu vực thích hợp trong nhà để đuổi ruồi. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng các loại cây này vừa tạo cảnh quan cho ngôi nhà vừa cản trở sự tăng lên về mặt số lượng của ruồi.

7. Dùng trái thầu dầu

Cây thầu dầu (xoan) được trồng nhiều ở Phan Thiết, Bình Thuận và các nơi khác. Bạn đem thầu dầu đi phơi khô, xay vụn, cho vào chén, đặt gần khu vực ruồi đậu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể rải xung quanh nhà, ruồi sẽ không còn lộ mặt nữa. Khoảng 3 ngày, bạn thay thầu dầu mới.

Hoặc bạn lấy một ít nhựa thông và dầu thầu dầu tỷ lệ bằng nhau. Cho nhựa thông vào nồi nước, đun cho đến khi nhựa nóng chảy, đổ từ từ thầu dầu vào. Đợi hỗn hợp này sôi, bạn bắc ra khỏi bếp rồi cho một ít đường vào. Sản phẩm cuối cùng mà bạn có được là loại keo bẫy ruồi rất tốt. Bôi keo này lên tấm bìa rồi treo ở chỗ ruồi hay bay đậu. Với loại keo dính này ruồi bị dính sẽ không cơ hội tẩu thoát.

8. Đuổi ruồi bằng hạt tiêu đen

Hạt tiêu đen có vị cay, tính rất nóng làm ruồi khó chịu nên chúng rất ghét. Bạn trộn lòng đỏ trứng, đường và một muỗng hạt tiêu đen đã được xay mịn. Bạn để hỗn hợp này ở chỗ ruồi thường xuyên lui tới. Khi mồi khô, bạn phải làm hỗn hợp khác để dẫn dụ ruồi.

9. Diệt ruồi bằng giấm

Bạn hãy tạo hỗn hợp sau: hòa giấm với nước rửa chén hay xà phòng vào một chiếc cốc hoặc chén nhỏ. Đặt một cái phễu nhựa trên miệng cốc. Ruồi thích mùi giấm nên chúng sẽ hòa mình vào hỗn hợp này và chúng sẽ không biết rằng xà phòng sẽ khiến bề mặt giấm mất độ căng, làm chúng chìm và chết đuối.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho vào bình xịt một chút nước xà phòng, giấm ăn và bột quế. Bạn lắc đều dung dịch này, sau đó phun ở cửa sổ, cửa ra vào và một số đồ dùng mà ruồi thích bấu víu. Xua đuổi ruồi bằng dung dịch tự chế này sẽ mang lại những hiệu quả rất bất ngờ cho bạn

10. Dùng rượu vodka để diệt ruồi

Để có được một nguyên liệu đuổi ruồi hiệu quả thì bạn nên sử dụng rượu vodka vì chúng rất ghét loại rượu này. Bạn trộn 1 chén rượu vodka với 1 muỗng cà phê dầu bạch đàn chanh và 2 muỗng cà phê nước ép từ lô hội. Trộn thật đều, rồi bạn cho hỗn hợp vào bình xịt, sau đó, xịt ở những nơi ruồi hay đậu.

11. Dùng chuối đuổi ruồi

Chuối không chỉ là một loại trái cây để bổ sung chất dinh dưỡng cho con người mà nó còn là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lũ ruồi. Cắt chuối từng miếng nhỏ cho vào bát rồi sử dụng màng bọc thực phẩm bọc kín. Tiếp theo, bạn tạo những lỗ nhỏ li ti trên mặt miếng bọc bằng cách dùng vật nhọn chọc thủng. Hành động này có ý nghĩa là để mùi chuối dụ ruồi bay vào bát đựng chuối, bị dính bẫy, ruồi sẽ chết.

12. Cách đuổi ruồi bằng chanh

Bạn cắt đôi quả chanh, để vào lò vi sống qua 1 đêm, lưu ý không đóng cửa lò. Sáng hôm sau, đóng cửa lò lại, bật lò lên khoảng vài phút. Khi chanh được làm nóng lên, mùi thơm của nó sẽ là nỗi ám ảnh lớn nhất của ruồi, đặc biệt là ruồi giấm.

13. Diệt ruồi bằng cà chua

Muỗi rất sợ mùi của cây cà chua. Ở vùng những nơi có trồng cà chua thường thấy rất ít muỗi xuất hiện tại đó, bạn có thể trồng một vài cây cà chua vừa dùng làm thực phẩm sạch vừa xua đuổi muỗi rất có hữu ích.

14. Sử dụng chai nhựa

Bạn có thể tái sử dụng chai nhựa bỏ đi để có thể tạo ra một bẫy ruồi cực đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm. Bạn hãy cắt bỏ ⅓ đầu vỏ chai, ở dưới đáy chai bạn cho thêm mồi nhử để có thể lôi kéo ruồi như đường, mật ong, nước trái cây,… Phần đầu vỏ đã cắt, bạn đặt ngược lại để tạo thành một chiếc phễu nhỏ. Bạn đặt bẫy ở nơi mà ruồi tụ tập nhiều trong nhà. Sau khi dính bẫy, chúng sẽ không còn cơ hội nào để tồn tại nữa. Nếu bạn áp dụng cách diệt ruồi giản đơn này, bạn phải lưu ý thay phần mồi nhử trong chai liên tục.

*Cách phòng, chống ruồi

  • Hàng ngày, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát. Tất cả thùng đựng rác và thùng ủ phân, cần phải được đậy nắp. Thường xuyên đổ rác để ruồi không có nơi trú ẩn.
  • Thực phẩm (rau, củ quả, thức ăn thừa) đã hỏng bạn hãy vứt bỏ, tránh tình trạng tích trữ chúng lâu trong nhà.
  • Sử dụng lưới chắn trên cửa sổ, cửa ra vào, lưu ý cần bít kín lại để kiểm soát ruồi và các loại côn trùng khác.
  • Sử dụng

    thuốc diệt ruồi

    để tiêu diệt tận gốc ruồi trong nhà. Nên sử dụng các sản phẩm dạng mồi nhử để tiết kiệm công sức và chi phí.

NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ LOÀI RUỒI

Ruồi được chia thành hai nhóm chính là ruồi hút máu và ruồi liếm thức ăn. Đặc biệt trong nhà của chúng ta thường xuất hiện loài ruồi nhà Musca domestica và Musca vicina thuộc nhóm liếm hút thức ăn.

Ruồi có vòi cấu tạo theo kiểu liếm hút, khi không ăn hoặc uống, vòi được gập vào ổ miệng. Ngực chúng có 3 đôi chân, 1 đôi cánh mỏng với 5 gân dọc. Chân chúng bao gồm nhiều đốt, có lông, đốt cuối bàn chân có đệm móng và tuyến tiết dịch. Bụng của ruồi cái có ống dẫn trứng thường co lại sau đẻ và kéo dài ra khi đẻ.

Vòng đời của ruồi

Ruồi phát triển qua bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng (dòi), nhộng và ruồi trưởng thành. Trung bình ruồi nhà có thể sống từ 2-3 tuần. Khi gặp môi trường thích hợp, khả năng tồn tại của chúng khoảng 90 ngày. Ruồi đẻ ở chỗ có chất hữu cơ phân hủy như phân bón, rác rưởi. Ruồi trưởng thành có màu xám đen, dài 6-9 mm, có 4 sọc đen kéo dài trên lưng của các đốt ngực. Ruồi cái có thể đẻ 5 lần và mỗi lần đẻ với số lượng khủng khiếp là 120-130 trứng. Một tháng, có khoảng hai đến ba thế hệ ruồi được sinh ra. Vì vậy, loài ruồi phát triển cực nhanh chỉ trong một khoảng một khoảng thời gian rất ngắn.

Ruồi ăn những gì ?

Lũ ruồi có thể tiêu thụ tất cả các loại thực phẩm và chất thải của người hoặc động vật. Chất thải, xác chết súc vật, phân, rác, máu, mủ, chất nôn ói,… là thức ăn khoái khẩu của ruồi. Chúng thích liếm thức ăn là do mồm ruồi có cấu tạo như đế giày, chúng vừa hút vừa liếm đồ ăn ở dạng lỏng. Nước bọt của ruồi sẽ hóa lỏng các thức ăn khô để chúng dễ dàng ăn.

Thông thường, ruồi sẽ kiếm thức ăn vào ban ngày và ban đêm (nếu có ánh sáng). Mỗi ngày, ruồi ăn ít nhất 2-3 lần, vì thế, chúng sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi ở những nơi ít gió như: thảm cỏ, bụi cây, trần nhà, sàn nhà, tường nhà, dây điện, bờ rào, dây phơi,…

Ruồi truyền những mầm bệnh nguy hiểm

Ruồi là môi giới truyền bệnh. Ruồi vừa ăn vừa nôn và chất chúng thải ra có thể chứa nhiều mầm bệnh. Chúng có thói quen bay đi khắp nơi, do đó, những mầm bệnh bám lên cơ thể ruồi có khả năng sẽ được mang theo từ chỗ này sang chỗ khác.
Khi ruồi có cơ hội đậu vào thức ăn hay nước uống của con người thì vô hình trung chúng sẽ vận chuyển mầm bệnh từ người bệnh sang người không mắc bệnh và đem mầm mống của các loại bệnh từ môi trường vào cơ thể con người. Cơ thể của ruồi có vô số lông nhỏ li ti có khả năng kết dính các mầm bệnh như vi rút, vi khuẩn, bào nang đơn bào, các tế bào nấm, trứng giun sán,…

Khi ruồi xử lý những món ăn của bạn thì phân và chất nôn của nó sẽ làm ô nhiễm thức ăn, thêm vào đó, những mầm bệnh mang theo trên mồm, cánh, chân của ruồi cũng bị hòa lẫn vào thức ăn. Các bệnh mà ruồi là thủ phạm lây nhiễm bao gồm bệnh qua đường tiêu hóa như lỵ trực trùng, lỵ amíp , tả, thương hàn, giun đũa, giun tóc, ấu trùng sán lợn; bệnh về mắt như mắt hột, nhiễm khuẩn mắt, bệnh giun mắt Thelazia; bệnh ngoài da như viêm da cấp tính, nấm da, bệnh phong (hủi).

Khi ruồi quá nhiều nó sẽ gây ra sự khó chịu cho con người làm việc và nghỉ ngơi. Ruồi với chất bẩn mang trên thân, chân, vòi … làm bẩn nhà cửa, đồ đạc. Sự hiện diện của chúng là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh.

Kiểm soát ruồi để bảo vệ sức khỏe

Ruồi là loài sinh sống và hoạt động xung quanh khu nơi ở và làm việc của con người. Sự xuất hiện của chúng không chỉ gây ra những phiền toái cho những sinh hoạt thường ngày của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua những mầm mống bệnh mà chúng mang theo trên người. Diệt trừ ruồi và môi trường sống của chúng là việc làm bạn cần thực hiện ngay để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Hi vọng bài viết 14 Cách đuổi ruồi đơn giản hiệu quả bạn sẽ giúp bạn loại bỏ thành công loài côn trùng gây hại này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *