12 mẹo chữa sưng và đau họng đơn giản hiệu quả tại nhà
Thứ Năm ngày 10/03/2022
Sưng và đau họng là một trong những triệu chứng thường rất gặp của người nhiễm Covid-19. Các triệu chứng sưng và đau họng gây khó khăn nhất định trong việc giao tiếp hàng ngày. Dưới đây là 12 mẹo nhỏ giúp chữa sưng và đau họng hiệu quả tại nhà mà không cần dùng thuốc, bạn đọc có thể tham khảo nhé!
Đa số các F0 bị nhiễm Covid-19 hiện nay đều có các triệu chứng đau rát họng và sưng họng. Các triệu chứng này có thể tự điều trị tại nhà bằng những mẹo dân gian rất đơn giản để chấm dứt tình trạng khó chịu ở cổ họng mà không phải dùng đến thuốc kháng sinh hay kháng viêm.
Hầu hết những cách điều trị viêm họng tại nhà đều sử dụng những loại thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính và không có các tác dụng phụ. Điều này, phù hợp với rất nhiều đối tượng kể cả đối với người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Sưng và đau họng là triệu chứng của hầu hết các F0 do Covid-19
Sưng và đau họng là triệu chứng của hầu hết các F0 do Covid-19
1. Nước muối sinh lý sát khuẩn cổ họng hiệu quả
Mỗi ngày súc miệng với nước muối ấm là cách đơn giản nhất để làm dịu các cơn đau ở vùng cổ họng. Nước muối có tác dụng làm dịu niêm mạc, giảm viêm và sát khuẩn cao. Bên cạnh đó, nước muối còn giúp làm loãng dịch đờm ứ đọng ở cổ họng, từ đó làm giảm nhanh tình trạng nghẹn vướng và khó nuốt. Ngoài ra, bệnh nhân có thể duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối sinh lý 1 – 2 lần/ngày để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp.
2. Gừng tươi
Gừng được dùng để làm giảm các triệu chứng viêm họng như ho, đau rát họng, đờm, khàn tiếng… Theo kinh nghiệm dân gian, gừng có vị cay, nồng, tính ấm, tác dụng tán phong, cầm ho, giảm đau, nâng cao đề kháng cho người bệnh.
Hiệu quả chữa viêm họng bằng gừng cũng đã được chứng minh trên nhiều cơ sở khoa học. Chất gingerol trong gừng có tác dụng giảm đau tự nhiên với cơ chế tương tự như thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Cách thực hiện:
Cách 1: Ngậm vài lát gừng tươi
Với cách này người bệnh nên ngậm sát ở vùng hầu họng để giúp long đờm, giảm ho và giảm các cảm giác như đau rát và khó chịu. Người bệnh nên áp dụng nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách 2: Chưng cách thủy củ gừng và mật ong
- Xắt 1 củ gừng tươi thành lát nhỏ.
- Cho vào chén con với 250ml nước sôi.
- Chưng cách thủy sau 10 – 15 phút thêm 1 ít mật ong vào.
- Khuấy đều và dùng khi trà còn ấm.
- Nên dùng đều 2 – 3 lần/ngày đặc biệt nên dùng trước khi ngủ để hạn chế cảm giác đau họng và ho.
Gừng được dùng để làm giảm các triệu chứng viêm họng như ho, đau rát họng
3. Mật ong
Mật ong là sự lựa chọn hầu hết để điều trị đau họng, viêm họng tại nhà. Vị ngọt của mật ong làm thúc đẩy tuyến nước bọt, từ đó làm dịu cổ họng khi đang bị khô và long đờm.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng trực tiếp
Ăn trực tiếp một vài thìa mật ong để giảm nhanh đau và ngứa ngáy cổ họng.
Cách 2: Dùng với nước ấm
Dùng 1 ly nước ấm và một vài thìa mật ong pha với tỉ lệ 1:3 (tức 3 nước ấm : 1 mật ong). Dùng vào mỗi buổi sáng khi ngủ dậy sẽ giúp cổ họng thoải mái và giảm đau.
Cách 3: Dùng với đông trùng hạ thảo
Ngâm 10g đông trùng hạ thảo khô cùng với 100 – 200ml mật ong rừng nguyên chất. Sau 7 ngày có thể sử dụng được, mỗi lần dùng từ 10 – 15ml pha cùng nước ấm.
Mật ong là sự lựa chọn hầu hết để điều trị đau họng, viêm họng tại nhà
Mật ong là sự lựa chọn hầu hết để điều trị đau họng, viêm họng tại nhà
4. Tía tô
Tía tô chứa rất nhiều tinh dầu, khoáng chất, hạt chứa nước và protein… rất tốt cho hệ miễn dịch tai – mũi – họng. Theo Đông y, lá tía tô có vị cay nhẹ, tính ấm, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, thanh lọc và bổ phế rất tốt.
Cách thực hiện:
Cách 1: Cháo tía tô
- Sử dụng 1 nắm là tía tô rửa sạch bụi bẩn sau đó thái nhỏ.
- Nấu gạo thành cháo nhừ nếm cho vừa ăn, rồi sau đó cho tía tô vào nồi.
- Ăn cháo lúc nóng và sử dụng hàng ngày.
Cách 2: Trà tía tô và các loại thảo dược
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Hoa khế, lá tía tô, hoa đu đủ đực và đường phèn.
- Đem rửa các loại thực vật cho sạch bụi bẩn.
- Thêm đường phèn vào hấp cách thủy từ 15 – 20 phút.
- Sử dụng nước cốt sau khi hấp mỗi ngày 3 lần.
5. Trà hoa cúc
Không chỉ là một thức uống thơm ngon bổ dưỡng, trà hoa cúc còn được sử dụng với nhiều mục đích y học khác nhau như làm dịu cơn đau họng khó chịu.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10 hoa cúc phơi khô, 30ml mật ong và 2 vỏ quả tắc.
- Ngâm 10 hoa cúc khô với 200ml nước sôi trong 5 phút và đậy kín.
- Cho hỗn hợp nước hoa cúc trên với 20ml mật ong và 2 vỏ quả tắc vào máy xay.
- Xay xong cho nước cốt hỗn hợp trên vào ly và thêm vào 10ml mật ong còn lại là có thể dùng ngay.
6. Bạc hà
Ngoài tác dụng giúp hơi thở thơm tho, tinh dầu bạc hà pha loãng còn có tác dụng chữa đau họng hiệu quả, bằng cách “đánh tan” đờm. Bạc hà có tính chống viêm và kháng khuẩn, giúp điều trị đau họng tại nhà hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi, đem rửa sạch bụi và vò nhẹ.
- Cho bạc hà vào ấm, hãm với 250 – 300ml nước sôi.
- Hãm khoảng 10 – 15 phút là có thể dùng trà khi còn ấm.
- Có thể thêm ít đường phèn vào để gia tăng hương vị.
7. Củ cải trắng
Theo y học cổ truyền, củ cải trắng có tác dụng tiêu thũng, thúc đẩy lưu thông khí ở phổi. Vì vậy, củ cải trắng được sử dụng để làm giảm đau họng, ngứa cổ họng, ho khan và ho có đờm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 hoặc 2 củ cải trắng tươi và ít mật ong hoặc đường phèn.
- Rửa sạch củ cải, cạo vỏ và cắt thành sợi.
- Đem củ cải trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi cho vào hũ đậy kín.
- Để qua đêm đến sáng hôm sau lọc lấy nước để uống.
- Thực hiện liên tục khoảng vài ngày sẽ giảm nhanh các cơn ho, đau họng và khàn tiếng.
8. Rễ cam thảo
Theo Đông y, rễ cam thảo được dùng để điều trị các bệnh viêm họng mãn tính. Một vài nghiên cứu gần đây cho biết, rễ cam thảo có tác dụng tương tự khi dùng nó như nước súc miệng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được sử dụng rễ cam thảo cho việc điều trị đau họng nhằm đảm bảo an toàn cả mẹ và bé.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng trực tiếp
Nhai trực tiếp vài lát rễ cam thảo, nuốt nước và nhả bã.
Cách 2: Dùng làm trà
- Sử dụng 5g rễ cam thảo hãm với 200ml nước sôi trong 15 – 20 phút.
- Sau đó có thể uống từng ngụm trà nhỏ để các thành phần trong cam thảo thấm sâu vào niêm mạc hầu họng.
9. Tắc chưng đường phèn
Tắc có vị chua, tính ấm, nhuận phế, tiêu đờm, giải cảm… Được dùng để giảm các cơn ho có đờm và khàn tiếng. Vitamin C trong quả tắc còn giúp nâng cao đề kháng và hỗ trợ các hoạt động tiêu diệt vi khuẩn, virus.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu chuẩn bị: 3 – 5 quả tắc tươi và một ít đường phèn.
- Rửa sạch quả tắc, cắt làm đôi cho vào chén với đường phèn và hấp khoảng 20 phút.
- Để nguội, dùng cả nước lẫn cái giúp giảm đau họng.
- Sử dụng vài lần/ngày.
10. Lê hấp táo tàu
Quả lê kết hợp với táo đỏ là bài thuốc giảm đau họng được sử dụng hiệu quả và rộng rãi đặc biệt có thể áp dụng cho trẻ em, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và đang cho con bú. Lê có vị ngọt, tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm và nhuận phế. Táo đỏ có giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả lê, 1 ít táo đỏ, mật ong và gừng.
- Rửa sạch quả lê, bỏ phần ruột.
- Xắt gừng thành sợi và cắt nhỏ táo.
- Cho tất cả vào trong quả lê và thêm ít mật ong.
- Chưng hỗn hợp trong 20 phút.
- Lấy ra để nguội và dùng khi còn ấm.
11. Tỏi
Tỏi đã là vị thuốc Nam có nhiều tác dụng chữa bệnh đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Tỏi rất an toàn cho sức khỏe, có thể sử dụng được cho cả trẻ em và phụ nữ đang mang thai.
Cách thực hiện:
Cách 1: Ăn tỏi tươi.
Cách 2: Tỏi, mật ong hấp cách thủy
- Dùng củ tỏi đập dập.
- Thêm mật ong hấp cách thủy trong 20 phút.
- Khi hỗn hợp nguội có thể ăn cả bã lẫn nước.
Lưu ý những người bị âm hư, viêm thận, nội nhiệt, đau mũi và đau răng không nên dùng tỏi.
Tỏi có nhiều tác dụng chữa bệnh đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp
Tỏi có nhiều tác dụng chữa bệnh đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp
12. Chanh
Chanh chứa hàm lượng acid citric có tác dụng loãng dịch đờm ứ đọng, giúp giảm đau rát, nghẹn vướng ở cổ họng.
Cách thực hiện:
Cách 1: Ngậm chanh tươi
Cách 2: Trà chanh và mật ong
- Vắt lấy nước cốt hai quả chanh.
- Hòa nước cốt chanh với ba thìa mật ong.
- Cho thêm 300ml nước ấm và khuấy đều.
- Uống trà khi còn ấm.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.