Cách học từ vựng tiếng Anh siêu tốc và hiệu quả nhất luôn là từ khóa được nhiều người tìm kiếm từ trước đến nay. Bởi từ vựng là tiền đề bước tới các giai đoạn khác trong tiếng Anh. Và để làm chủ chúng thì không hề đơn giản và dễ nhớ chút nào. Theo thống kê, có hơn 60% người Việt không nắm vững các từ vựng thông dụng. Chính vì vậy, trong bài viết này, đội ngũ giáo viên Fast English đã biên soạn và tổng hợp toàn bộ cách học từ mới hiệu quả nhất và dễ nhớ nhất. Đảm bảo nó sẽ rất hữu dụng với bạn. Hãy cùng tham khảo nhé!
Tầm quan trọng của cách học từ vựng tiếng Anh
Từ vựng tiếng Anh là “gốc rễ” của giao tiếp
Đối với vấn đề giao tiếp thì từ vựng chính là gốc rễ của vấn đề. Để làm chủ cuộc trò chuyện, phản xạ nhanh nhất về những chủ đề xung quanh thì đây chính là điều bạn cần phải nắm rõ.
Khi giao tiếp, người đọc và người nghe chú tâm vào nội dung hơn là ngữ pháp câu từ. Bạn đang nắm rõ về mặt ngữ pháp. Nhưng vốn từ vựng không đủ thì bạn cũng không thể hiểu hay thể hiện nội dung mà mình muốn truyền tải.
Một trong những câu nói khá nổi tiếng của David A. Wilkins từng nói: “Không có ngữ pháp thì ít thông tin truyền đạt. Không có từ vựng thì không có một thông tin nào được truyền đạt cả.”
Từ vựng tiếng Anh giúp phát triển những kỹ năng khác
Từ vựng tiếng Anh trong giao tiếp chịu khá nhiều ảnh hưởng từ mọi vấn đề trong cuộc sống. Chính vì thế, bạn có được một vốn từ vựng đủ lớn sẽ giúp tăng khả năng phát triển cho bản thân.
Ngoài các vấn đề nghe, đọc, thì từ vựng tiếng Anh còn làm phát triển não bộ. Giúp việc viết nhanh chóng, đúng ngữ cảnh và không sai chính tả. Khi có đủ một lượng nhất định, bạn hoàn toàn có đủ khả năng viết một bức thư. Hay trình bày một vấn đề nào đó bằng tiếng Anh mà không phải lo lắng gì.
Học từ vựng tiếng Anh không chỉ dùng để giao tiếp xung quanh. Học từ vựng theo cụm, theo chủ đề còn giúp bạn trong việc nghiên cứu các tài liệu học thuật. Hoặc bạn có thể xem phim, đọc báo – sách – chuyện, hát bằng tiếng Anh. Bằng cách này, tinh thần bạn sẽ trở nên ngày càng phóng phú. Và giá trị của bản thân bạn sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.
12 cách học từ vựng tiếng Anh nhanh và hiệu quả nhất
1. Đặt mục tiêu, lập kế hoạch khi học
Việc không ép bản thân học từ không có nghĩa là bạn không đặt mục tiêu khi học. Mục tiêu của bạn phải đủ lớn. Và bạn cũng phải đủ tỉnh táo thì mới có thể kích thích não bộ học hiệu quả nhất.
Nếu bạn học 5 từ vựng 1 ngày, sau 1 tháng bạn có 150 từ. Nhưng nếu bạn đặt mục tiêu là 30 từ, thì sau 1 tháng con số là 900 từ. Ban đầu, bạn có thể đặt mục tiêu số từ cần học nhỏ. Khi đã quen với các phương pháp ghi nhớ, bạn dần dần tăng số lượng lên.
Mình đã thấy rất nhiều bạn đặt mục tiêu học 50 từ một ngày. Sau 1 tháng, các bạn đã tích lũy được 1500 từ. Để đạt được cách học từ vựng tiếng Anh siêu tốc đó, bạn cần vạch rõ lộ trình và phương pháp cụ thể.
2. Học đúng trình độ
Bạn sẽ không thể nào nhớ nổi nếu bất kể từ mới nào bạn gặp cũng liệt kê hết vào danh sách. Bởi không phải từ nào bạn cũng gặp thường xuyên. Khi mới bắt đầu, bạn nên học các từ vựng trong nhóm A1-A2. Nó sẽ giúp bạn có cảm nhận tốt nhất về những từ nên học. Đây là một trong những cách chính để học thuộc tiếng Anh dễ dàng.
Cách học từ vựng tiếng Anh siêu tốc dễ nhớ là bạn đừng cố ép bản thân học thuộc từ một cách máy móc. Muốn đạt hiệu quả nhất thì hãy biến chúng trở những từ quen thuộc, thông dụng. Hoặc làm sao để có thể bắt gặp chúng mỗi ngày một cách tự nhiên. Một tip nhỏ mà khá nhiều người áp dụng, đó là học theo chủ đề, theo cụm. Bạn có thể thu thập các từ trên báo chí, theo những bộ phim, bài hát, hoặc qua những đoạn diễn thuyết của người nổi tiếng. Một tip khá hay khác là bạn viết chúng vào giấy nhớ. Rồi dán chúng lên tường, lên đồ vật liên quan và dễ nhìn.
3. Sử dụng bản đồ tư duy khi học
Bạn nào thích vẽ vời thì cách học từ vựng tiếng Anh siêu hiệu quả và thú vị luôn nhé. Bạn có thể vận dụng sơ đồ tư duy để biến việc học này trở nên thêm thú vị, và hiệu quả hơn. Cách làm khá đơn giản, bạn có thể tham khảo ở đây:
Đặt một chủ đề làm trung tâm. Bạn nên làm nó nổi bật hơn bằng cách viết chữ to nhất hoặc dùng màu ấn tượng.
Vẽ các nhánh chủ đề phụ nằm trong chủ đề lớn. Chữ này được viết in hoa, bôi đậm để phân biệt với chủ đề lớn.
Chia cách nhánh nhỏ hơn từ chủ đề phụ. Chúng được viết thường, và để ở size nhỏ.
Bằng cách học này, việc học từ vựng của bạn được cải thiện khá rõ ràng, tiến độ mở rộng cũng tốt. Bạn sẽ tăng khả năng ghi nhớ cụm từ và từ đồng nghĩa một cách dễ dàng. Khi các mối liên hệ được thiết lập, bạn có thêm lối tư duy logic. Nhờ đó việc ôn lại cũng thuận lợi hơn. Đặc biệt nó còn giúp bạn xả stress cực hiệu quả nữa nhé.
Tuy nhiên, khi vận dụng cách học này, bạn nên ghi nhớ:
Tránh chia quá nhiều nhánh cùng lúc nhé. Việc ôm đồm quá nhiều kiến thức sẽ khiến bạn khó ghi nhớ ngay được. Tốt nhất là bắt đầu với 2 – 3 nhánh, sau đó mỗi ngày sẽ mở rộng và bổ sung dần.
Không cần bôi quá nhiều màu sẽ khiến bản đồ rối mắt.
Chỉ nên sử dụng từ khóa hoặc cụm từ thay vì dùng cả câu dài dòng.
Nếu lười vẽ, bạn có thể dùng excel hoặc phần mềm iMindMap để xây dựng sơ đồ tư duy.
4. Học từ vựng theo chủ đề lớn và nhỏ
Khi bạn muốn phát triển vốn từ vựng cho từng lĩnh vực. Tại sao không học theo chủ đề? Ví dụ như:
- Từ vựng về nghề nghiệp
- Từ vựng về gia đình
- Từ vựng về chủ đề năm học mới
Việc học từ vựng được nhóm theo từng chủ đề sẽ giúp bạn nhớ siêu tốc hơn. Vì những từ này có liên quan mật thiết với nhau. Cùng lúc bạn có thể học nhiều từ. Cùng lúc, bạn có thể sử dụng nhiều từ trong cùng một câu. Và khi học câu đó, bạn đã có thể nhớ kha khá từ vựng rồi.
Bên cạnh đó, trong mỗi chủ đề, bạn có thể lại chia nhỏ ra thành từng nhóm từ nhỏ hơn. Ví dụ khi học từ vựng về chủ đề food. Thay vì học lộn xộn các từ trong chủ đề này. Bạn có thể học theo từng nhóm như: nhóm thịt ( meat), nhóm đồ uống ( drinks), nhóm rau (vegetables),…
5. Đọc sách, nghe nhạc và xem phim tiếng Anh thường xuyên
Đọc sách báo và xem các video bằng tiếng Anh luôn được đánh giá cao. Đây là cách học từ vựng tiếng Anh nhớ lâu nhất, hiệu quả nhất mà không chịu áp lực nào. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất từ cách học này. Bạn cần chú ý một vài điều nhỏ sau đây:
Bắt đầu bằng những chủ đề đơn giản, thường nhật trong cuộc sống hằng ngày. Những phim này có những từ ngữ, ngữ pháp, cấu trúc câu khá đơn giản và dễ nhớ. Điển hình là 2 phim extr@ và Friends. Tuy nhiên, bạn đừng vội nghe theo các lời khuyên như đọc sách gì hay xem phim gì. Vì trình độ và sở thích mỗi người là khác nhau nên mọi lời khuyên chỉ là tương đối. Hãy đọc và xem bất kỳ thể loại nào mà bạn thích.
Đừng ỷ lại quá nhiều vào từ điển khi gặp bất kỳ một từ mới nào. Việc tra cứu liên tục này sẽ làm tư duy của bạn bị gián đoạn. Làm cho khả năng tiếp nhận thông tin bị hạn chế hơn. Thay vào đó, hãy đánh dấu lại từ chưa hiểu. Hoặc dựa vào ngữ cảnh, các từ liên quan trong cùng câu để đoán ý. Sau khi xem xong thì hẳn tra luôn một lượt.
6. Sử dụng flashcard và các chương trình học từ vựng
Flashcard là một trong những công cụ để học từ vựng. Chúng thường là những mẫu giấy nhỏ được đục lỗ và xâu lại với nhau. Sau đó được xâu một lần nữa vào những món đồ chúng ta thường sử dụng hằng ngày.
Trên flashcard thường có những khoảng trống đủ để 1 từ vựng xuất hiện cùng phiên âm của nó. Kèm theo là 1 ví dụ về cách sử dụng từ vựng ấy.
Nếu bạn là người thích “cầm nắm”, hay bạn vẫn còn thói quen với việc ghi chép, dùng sổ sách thì cách này rất phù hợp với bạn. Bạn có thể mua Flashcards ở nhà sách hoặc tự mình tạo ra.
Trong vài năm gần đây, xu thế là học từ vựng thông qua các chương trình học từ vựng online ở web hay app. Điểm nổi bật của các ứng dụng này là chương trình sẽ tự động lặp lại việc ôn từ vào thời điểm thích hợp thay vì bạn phải tự nhớ để ôn lại. Ngoài ra, khi học trên web/app, các từ cũng sẽ có audio và điều này là một điểm cộng lớn. Bởi vì học phát âm đúng của từ rất quan trọng.
7. Học từ vựng với hình ảnh
Tất nhiên ai trong chúng ta cũng khá ngán ngẩm khi nhìn vào một quyển sổ tay đầy chữ và chữ. Để việc học từ vựng dễ nhớ hơn, chúng ta có thể vẽ vài hình hoặc ký tự bên từ vựng ấy thay vì ghi ra nghĩa Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh
Ví dụ: khi học từ “glasses” chúng ta có thể vẽ một cặp kính ở kế bên từ này.
Học với hình ảnh sẽ đặc biệt hiệu quả khi chúng ta học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề. Bởi khi cùng một chủ đề thì chúng ta dễ dàng liên tưởng đến các hình ảnh liên quan đến nhau.
Với những từ này, hình ảnh sẽ thay thế cho phần nghĩa của từ. Chúng ta đã biết những đồ vật này rồi và chúng ta không cần nghĩa dài dòng của từ.
Cuối cùng, việc học với hình ảnh còn giúp bạn tư duy luôn theo tiếng Anh. Não bộ của bạn không phải mất công chuyển thông tin từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Ví dụ, khi đọc từ “cat”, đầu bạn hình dung ra ngay “con mèo”, chứ không phải là chữ “mèo”.
8. Phương pháp truyện chêm
Phương pháp truyện chêm là cách người Do Thái áp dụng để học ngoại ngữ từ hàng nghìn năm trước. Có thể hiểu đơn giản, truyện chêm là một đoạn văn bản bằng tiếng mẹ đẻ được chèn các từ/ cụm từ tiếng Anh cần học. Thay vì phải cố gắng học cả đoạn văn tiếng Anh, bạn có thể sử dụng đoạn văn tiếng Việt xen kẽ các từ/ cụm từ tiếng Anh.
“Một con Sư tử cruel sống trong rừng. Muông thú afraid rằng Sư tử sẽ giết và ăn thịt tất cả loài vật trong rừng. Chúng thỏa thuận, nếu sư tử promise mỗi ngày chỉ ăn một con vật, thì một trong số chúng sẽ nộp mạng mỗi ngày. Con sư tử sẽ không phải hunt nữa. Sư tử thấy rất well nên agreed ngay lập tức”.
9. Phương pháp âm thanh tương tự
Phương pháp âm thanh tương tự là bí kíp ghi nhớ từ vựng tiếng Anh siêu tốc khá mới ở Việt Nam. Theo phương pháp này, bạn cần chia một từ tiếng Anh thành nhiều âm tiết. Sau đó bạn sẽ dùng một hay nhiều từ thay thế có cách phát âm tương tự. Từ thay thế phải dễ hình dung và càng độc đáo, càng dễ nhớ càng tốt.
Cách nhớ từ vựng tiếng Anh nhanh này giúp não bộ của bạn sẽ phải hình dung, liên tưởng ra những hình ảnh liên quan đến các từ thay thế. Vì vậy, khả năng bạn ghi nhớ sẽ nhanh hơn và lâu hơn. Khảo sát cho thấy cách này giúp người học nhớ 80% lượng từ vựng, cao gấp 12% so với từ học theo phương pháp truyền thống.
Ví dụ khi học từ Helmet (Mũ bảo hiểm): Helmet phát âm gần giống từ “heo – mệt” trong tiếng Việt. Bạn có thể hình dung một con heo tỏ ra mệt mỏi khi phải đội mũ bảo hiểm. Khá hài hước và thú vị đúng không nào?
Các bước thực hành cách học nhớ từ vựng tiếng Anh siêu tốc với âm thanh tương tự:
- Chọn từ vựng tiếng Anh dạng chuẩn (Ví dụ với từ “shouted” bạn cần cho về dạng chuẩn “shout”)
- Dùng từ điển tra chính xác phiên âm của từ để biết được từ đó có bao nhiêu âm tiết
- Tìm từ tiếng Việt hoặc tiếng Anh có cách phát âm tương tự để thay thế
- Đặt câu hoặc câu chuyện dễ nhớ có liên quan tới các từ tương tự đó
10. Sử dụng ngay các từ vựng vừa học
Đừng để từ vựng bạn vừa mới học được bị quên lãng một cách vô ích. Ứng dụng nó ngay sau khi học chính là cách học từ vựng tiếng Anh không bao giờ quên rất hiệu quả. Đơn giản chỉ cần sử dụng các từ vựng đó cho một dòng tweet hoặc một vài dòng tâm trạng ngẫu nhiên trên instagram hoặc Facebook,… Hoặc nếu học cùng bạn bè thì hãy tranh thủ cùng nhau vừa tán gẫu vui vẻ vừa ôn lại những gì đã học.
11. Lặp lại từ nhiều lần
Việc lặp đi lặp lại từ vựng với tần suất cao sẽ giúp cho việc ghi nhớ trở nên lâu hơn. Với 1 từ mới, bạn chỉ cần gặp nó tầm khoảng 10-20 lần là chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ từ đó vĩnh viễn. Trường hợp bạn không nhớ được từ là do bạn vẫn chưa ôn tập đủ và gặp từ đủ số lần mà thôi.
12. Tìm một người bạn cùng học Tiếng Anh
Bạn bè là một phần của cuộc sống, vậy tại sao chúng ta không rủ bạn bè cùng cải thiện tiếng Anh.
Dù sao thì, “ hai cái đầu vẫn tốt hơn một”
Các bạn có thể lập một kế hoạch học tập cùng nhau, tận dùng các khoảng thời gian mà các bạn đi chơi cùng nhau. Chúng ta có thể luyện tập phát âm từ vựng, để xem bản thân và mọi người phát âm như thế nào.
Cũng rất vui khi một ai trong số những người bạn phát âm sai và bị những người còn lại “ chỉnh” lại. Việc tranh luận về nghĩa hay về cách phát âm các từ vựng cũng khiến cuộc trò chuyện trở nên sôi nổi hơn.
>>> Xem thêm Tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm.
6 lý do học từ vựng tiếng Anh mỗi ngày không hiệu quả
1. Không có mục tiêu cho việc học
Tại sao không hiệu quả: không có mục tiêu, giống như bạn đang đi mà không biết đi đâu. Chắc chắn sẽ lạc đường. Không có deadline cho mục tiêu và việc học của mình, bạn sẽ trì hoãn và rồi sẽ không đến được đích.
Hãy cho mình 1 mục tiêu lớn lao, không phải đơn thuần chỉ để vượt qua những bài kiểm tra ở trường, để vượt qua kỳ thi IELTS hay TOEIC, mà hãy nghĩ về lý do sâu xa: tại sao bạn PHẢI học tiếng Anh. Để giao tiếp với mọi người trên thế giới, để tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ của thế giới? Và khi bạn giỏi rồi bạn sẽ giúp đỡ người khác chứ?
2. Quá chú trọng ngữ pháp
Phương pháp dạy tiếng Anh tại Việt Nam hiện nay đều lấy “ngữ pháp” và “từ vựng” làm gốc, trong khi nền tảng cho việc học tiếng Anh hiệu quả lại nằm ở phần “nghe” và “phát âm”.
Đơn giản như một đứa bé, để hiểu được tiếng mẹ đẻ thì đứa bé phải thường xuyên tiếp xúc với ngôn ngữ này bằng việc nghe mọi người nói thường ngày và bắt đầu học nói theo. Điều này không cho rằng việc học “ngữ pháp” và “từ vựng” là sai, nhưng bạn cũng đừng quá chú trọng tới điều đó, trừ phi bạn muốn trở thành một nhà văn chuyên viết bằng tiếng Anh.
Nếu bạn học ngữ pháp trước khi học phát âm, thì khi nói chuyện, bạn sẽ liên tiếp mắc lỗi và tạo thành một thói quen rất “xấu” và cực kì khó sửa. Ngược lại, với một người không học phát âm và luôn nghĩ rằng mình biết hết từ vựng thì sẽ mắc nhiều lỗi trong phát âm mà thông thường sẽ là lỗi không sử dụng các “âm gió” và quên cách phát âm đúng khi nói chuyện. Vì vậy mà học phát âm và từ vựng cần phải kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn.
3. Học nhiều từ vựng đơn lẻ rời rạc
Không ít lần bạn cảm thấy từ vựng tiếng Anh thật khó nhớ, học trước quên sau, học nhiều quên nhiều, học ít quên ít
Nếu bạn học từ bằng cách chép từ ra giấy theo từng từ riêng lẻ mà không viết ra những cụm từ có chứa từ mới trong bối cảnh cụ thể nào đó, bạn sẽ không hiểu được hết ý nghĩa của từ trong những trường hợp khác nhau vì đơn giản là trong tiếng Anh có quá nhiều từ và một từ có rất nhiều nghĩa. Sẽ rất khó để bạn nhớ được ý nghĩa của từ trong các trường hợp giao tiếp thông thường.
Việc ghi nhớ tất cả các từ vựng tiếng Anh riêng lẻ có vẻ là điều không thể. Việc học tập theo từng cụm từ sẽ giúp bạn có sự phản xạ nhanh nhạy hơn trong những hoàn cảnh tương tự. Khoa học đã chứng minh phương pháp học tập thông qua hình dung hình ảnh sống động thông qua các cụm từ sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh và dài hạn hơn nữa không chỉ trong tiếng Anh mà trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Mỗi khi làm bài thi, những cao thủ này vẫn bất lực với vấn nạn mà họ luôn gặp phải là luôn có quá nhiều từ mới, cũng như khi đọc hay nghe tiếng Anh họ vẫn luôn thấy từ mới là vấn đề lớn. Và ngay cả khi bài đọc hay bài nghe không có từ mới, việc hiểu rõ những gì mà tài liệu viết hay bài nói luôn là thách thức lớn mà phải mất nhiều thời gian để hiểu, thậm chí suy luận ra nghĩa của câu, nhưng họ cũng không dám tin chắc chắn vào suy luận ngữ nghĩa đó của mình.
4. Không chịu khó tra từ điển
Từ điển là kho tàng kiến thức đầy đủ, chi tiết và chính xác nhất. Nó sẽ cung cấp cho bạn từ vựng với nhiều ý nghĩa một cách sâu sắc. Song thực tế thì không ít người lại vô cùng lười tra cứu. Nếu vậy thì học tiếng Anh giỏi làm sao nổi? Lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng từ điển tiếng anh online để học dễ dàng và hiệu quả hơn
5. Xem nhẹ kỹ năng nghe
Tại sao không hiệu quả: Hãy nhớ lại, bạn học tiếng Việt như thế nào? Khi bạn còn nhỏ, bạn dành mấy năm đầu đời chỉ để… NGHE. Nghe bố mẹ, ông bà, những người xung quanh nói chuyện. Rồi đến 1 lúc nào đó bạn bật ra tiếng nói đầu tiên. Hãy học tiếng Anh như một đứa trẻ. Hãy trở về với việc học ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.
6. Ngại thực hành
Nhiều người chia sẻ với tôi rằng ngại nói tiếng Anh vì sợ mắc sai lầm. Tôi hiểu cảm giác này vì khi học tiếng Tây Ban Nha, tôi đã “hóa đá” khi nói sai và bị mọi người chế nhạo.
Bạn hãy tự nhủ tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, hiện có rất nhiều người sử dụng nó là ngôn ngữ thứ hai. Và vì không phải ngôn ngữ mẹ đẻ, việc mắc lỗi là tất yếu nhưng quan trọng là mọi người cần dùng tiếng Anh để giao tiếp và làm việc.
Để loại bỏ nỗi sợ, bạn có thể tìm một người bạn thân thiết để luyện giao tiếp. Khi trò chuyện với mọi người, thay vì nói những câu dài, dùng từ ngữ khó hoặc chưa nắm rõ, bạn có thể dùng câu đơn, từ ngữ đơn giản. Sau đó, dần dần mở rộng vốn từ của mình.
4 cách học từ vựng tiếng Anh cho trẻ em bố mẹ nên biết
1. Sử dụng đồ vật, hình ảnh
Các bố mẹ hãy tận dụng những đồ vật xung quanh để dạy bé các từ vựng tiếng Anh có liên quan. Những đồ vật trong phòng khách, phòng bếp hay phòng ngủ… đều là những “nguồn tài liệu” học từ vựng rất hữu ích cho bé. Bạn có thể hướng dẫn bé gọi tên hoặc dán các từ, cụm từ lên đồ vật đó.
Những chủ đề hay từ vựng không thể tìm được đồ vật minh họa thì bạn có thể sử dụng tranh ảnh để giúp bé ôn lại kiến thức. Bằng những hình ảnh sinh động đầy màu sắc, trẻ sẽ dễ dàng hình dung và ghi nhớ từ mới. Cha mẹ cũng có thể dùng bút màu highlight, ký tự đặc biệt. Giữa một “rừng” chữ, bé sẽ chú ý hơn tới những từ vựng được làm nổi bật. Bạn cũng nên sử dụng những hình ảnh minh họa cho vựng tiếng Anh đang học, cách làm này có tác dụng tương tự như việc sử dụng đồ vật để minh họa. Nếu không có hình ảnh để minh họa, bạn có thể tự vẽ để miêu tả từ vựng đó.
2. Học qua âm thanh
Hình thức học trực quan, thông qua âm thanh đã được chứng minh là cực kỳ hiệu quả trong việc giúp não bộ ghi nhớ thông tin nhanh hơn. Đối với tiếng Anh cho bé, bố mẹ có thể áp dụng nguyên lý này thông qua việc cùng con chơi những trò chơi có kết hợp hình ảnh, giai điệu, phim hoạt hình. Bé sẽ cảm thấy hứng thú, yêu thích việc tìm hiểu và ghi nhớ tiếng Anh tốt hơn.
Ngoài việc kết hợp âm thanh thông qua trò chơi, bố mẹ cũng cần cho bé áp dụng những từ vựng học được qua một hình thức cao hơn là đọc diễn cảm các mẩu chuyện ngắn. Hãy chọn những câu chuyện theo sở thích của bé bằng phiên bản tiếng Anh và hướng dẫn bé đọc diễn cảm một cách nhuần nhuyễn. Bé vừa được rèn luyện ngữ điệu, phát âm vừa viết cách đặt câu đồng thời tìm thấy cảm hứng học tập.
Hiện nay có rất nhiều kênh YouTube chuyên dạy tiếng anh cho bé thông qua những mẩu truyện ngắn, vừa mang tính giáo dục cao vừa phù hợp với sở thích ở độ tuổi của bé. Bố mẹ có thể hướng dẫn cho bé tự học tại nhà hoặc gợi ý cho thầy cô để các bé học tại các lớp học ngoại khóa.
3. Học bằng thẻ từ vựng theo chủ đề
Khi bố mẹ hướng dẫn học tiếng Anh cho bé, hãy phân loại từ vựng theo nhóm chủ đề. Điều này giúp bé dễ dàng tiếp cận với ngôn ngữ mới. Để bé có thêm hứng thú, hãy cho bé bắt đầu làm quen với những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ như gia đình, trường lớp, đồ ăn, vật dụng, bạn bè,…
Bên cạnh những chủ đề này, bạn có thể bổ sung thêm từ vựng tiếng Anh cho bé theo những chủ đề mà bé yêu thích. Cụ thể là trái cây, nghề nghiệp, bài hát, động vật…Bé sẽ có động lực học hơn để tìm hiểu về những thứ mình thích. Đồng thời khả năng ghi nhớ cũng sẽ tăng lên cao hơn.
4. Sử dụng bút, biểu tượng đặc biệt để dễ nhớ
Trong quá trình trẻ em học tiếng Anh, dù là trên lớp hay ở nhà. Bé nên tập quen dần với việc làm cho từ mới nổi bật, dễ học hơn giữa một rừng chữ. Bằng cách tô bút highlight, dùng những kí tự đặc biệt. Hoặc thêm những hình ảnh sinh động bên cạnh từ, bé sẽ ghi nhớ từ vựng một cách dễ dàng hơn rất nhiều.
Tiếng Anh không khó. Nếu khoảng cách đến tiếng Anh là 1000 bước, chỉ cần bạn bước 1 bước, Fast English sẽ giúp bạn 999 bước còn lại. Nếu bạn vẫn còn lo lắng, không biết học từ đâu? Vấn đề bạn đang gặp phải khi học tiếng Anh là gì? Điền thông tin của bạn vào form bên dưới để Fast English hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!