11 cách trị ho sổ mũi cho bé hiệu quả mẹ không thể bỏ qua

 41,273 

Ho và sổ mũi là những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Từ hôm nay, mẹ có thể tự mình học cách trị ho sổ mũi cho bé với bài viết tổng hợp các phương pháp dưới đây của Fysoline. Cùng khám phá ngay đó là gì nhé!

[Giải đáp cho mẹ] Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không?

1. Cách trị ho sổ mũi cho bé tại nhà

Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh thì các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp thường chiếm đa số. Vì lúc này, hệ hô hấp của con chưa thực sự hoàn thiện, lỗ mũi và ống mũi hẹp hơn người lớn, lông rung còn hoạt động yếu. Chính vì lẽ đó mà các tác nhân gây bệnh cũng dễ dàng xâm nhập sâu và phát triển mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe con yêu.

Trong khi đó, mũi là cơ quan cửa ngõ của hệ hô hấp và là “cổng vào”, nơi vi khuẩn tấn công đầu tiên, dẫn đến bệnh lý như ho và sổ mũi thường thấy. Dưới đây là những phương pháp mẹ có thể áp dụng khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho:

1.1. Trị sổ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm

Thay vì dùng thuốc điều trị cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên chọn những cách trị ho sổ mũi cho bé có tính thiên nhiên, lành tính và không gây kích ứng như nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm mà nhiều bà mẹ thông thái khác trên thế giới vẫn chọn.

Nước muối sinh lý Fysoline từ Pháp

Hiện nay, nước muối sinh lý đẳng trương – Fysoline Hồng và nước muối kháng viêm – Fysoline Vàng là hai sản phẩm nước muối hàng đầu tại Pháp đáp ứng được tất cả nhu cầu khắt khe của các bậc phụ huynh toàn cầu.

Với trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi, mẹ nên ưu tiên chọn dùng Fysoline Hồng và Fysoline Vàng dạng ống (tép) đơn liều 5ml. Ống đơn liều với đầu ống tròn nhẵn không làm xây xước niêm mạc mũi trẻ. Vì vậy, trẻ hợp tác trong mỗi lần nhỏ.

  • Fysoline Hồng là dòng nước muối sinh lý đẳng trương, thành phần 100% nước muối tinh khiết, không có chất bảo quản, hạn chế tối đa nguy cơ gây kích ứng lên trẻ. Do đó, loại nước muối này an toàn và phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.
  • Fysoline Vàng ống là loại nước muối sinh lý kháng viêm. Đây là sản phẩm không phải kháng sinh nhưng có tác dụng điều trị các bệnh viêm nhiễm như: Viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, nước muối biển sâu – Fysoline Xanh xịt và nước muối kháng viêm – Fysoline Vàng dạng xịt tiện dụng có thể dùng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Thiết kế đầu xịt thông minh cho các hạt phun sương mịn, siêu nhỏ giúp đi sâu vào khoang mũi và tăng khả năng bám dính, hoạt động tại bề mặt niêm mạc mũi. Vòi xịt có van 1 chiều ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào trong chai, đảm bảo vô trùng trong mỗi lần xịt.

Sử dụng Fysoline xịt muối biển sâu chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ

1.2. Uống nhiều nước ấm

Khi con bị sổ mũi, cơ thể thường có xu hướng mất nhiều nước hơn, hay bị nôn trớ nên mẹ cần cho bé uống nhiều nước ấm hơn bình thường. Nước ấm có thể giúp cải thiện các triệu chứng bé bị cảm lạnh, làm loãng dịch nhầy, giảm nhanh nghẹt mũi, sổ mũi và đồng thời hỗ trợ cơ thể đẩy lùi sự xâm nhập của vi khuẩn và virus có hại.

Tham khảo: Bé bị cảm lạnh sổ mũi phải làm sao?

1.3. Chữa ho sổ mũi cho bé bằng lá hẹ

Lá hẹ là một trong những bài thuốc dân gian được đánh giá cao trong việc điều trị bệnh ở trẻ nhỏ an toàn. Mẹ có thể sử dụng lá hẹ theo hai cách sau:

  • Cách 1: Hấp cách thủy lá hẹ, quất xanh và mật ong cho bé uống phần nước nước này trong 3 ngày.
  • Cách 2: Hấp lá hẹ với đường phèn, lấy nước cho bé uống như cách 1.

1.4. Sử dụng chanh đào ngâm đường phèn

Chanh đào ngâm mật ong đường phèn là bài thuốc quý được rất nhiều người áp dụng từ xưa đến nay để trị ho, trị cảm cúm hiệu quả. Chanh đào còn chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc…

Ruột chanh đào chứa hàm lượng đáng kể acid citric có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng, khi ngâm với mật ong sẽ tăng hiệu quả điều trị bệnh ho ở trẻ nhỏ.

Cách trị ho sổ mũi cho bé từ chanh đào

1.5. Cách trị ho sổ mũi cho bé bằng gừng

Bên cạnh công dụng giữ ấm cho cơ thể, gừng còn có tác dụng giảm đau nhanh chóng, kích thích việc lưu thông máu và giảm viêm nhiễm ở mũi xoang. Từ đó, khắc phục được nhanh các chứng sổ mũi và khó chịu ở con nhỏ.

Mẹ có thể dùng gừng để tắm, ngâm chân cho bé hoặc cho bé uống nước gừng ấm đều được. Hãy lấy 1 nhánh gừng giã nát, đem đun với 200ml nước trong 5 phút. Để nguội bớt và cho bé uống khi còn ấm từ 2 – 3 lần sau khi ăn mỗi ngày tầm 30 phút.

1.6. Sử dụng húng chanh và quất

Húng chanh hay quất đều là loại thực vật có hàm lượng cao vitamin C cùng nhiều loại khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe đề kháng, ngăn nhiễm trùng xoang mũi – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sổ mũi ở trẻ nhỏ.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị sổ mũi: Nên và Không Nên làm gì?

1.7. Bài thuốc chữa ho sổ mũi cho bé từ tỏi

Dùng tỏi để trị ho cho trẻ nhỏ là bài thuốc được nhiều mẹ áp dụng. Tỏi có tính ấm, khả năng quy vào kinh Phế, giúp thông huyệt đạo và trừ độc, khử hàn, giảm đau và chống viêm hiệu quả. Mẹ có thể đun tỏi với đường phèn để làm giảm vị hăng của tỏi và cho con uống ngày 3 lần là được.

Cách trị ho sổ mũi cho bé từ tỏi

1.8. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Một thực đơn ăn uống khoa học sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho con yêu và giúp bé chống lại các tác nhân gây hại tốt hơn. Đặc biệt là những khoảng giao mùa dễ mắc bệnh.

1.9. Mẹo trị ho sổ mũi cho bé từ lá tía tô

Theo phương pháp trị bị của Đông y, lá tía tô là một loại thảo dược có tính ấm, quy vào các kinh Tâm, Tỳ, Phế. Vị thuốc từ lá tía tô có công dụng ngăn ngừa cảm mạo, phòng bệnh hen suyễn và trị ho khan, đờm, nghẹt mũi, sổ mũi, nôn trớ thường gặp ở trẻ nhỏ.

1.10. Tần dày lá trị ho sổ mũi cho bé

Phương pháp trị sau cùng chính là dùng lá tần dày – thảo dược được biết với tên gọi phổ biến là cây húng chanh. Trong lá của tần dày chứa nhiều tinh dầu giúp sát khuẩn, tiêu thũng, giảm ho, tiêu đờm và hạ sốt nhanh chóng. Loại thảo dược này còn trị cảm cúm và cảm lạnh hiệu quả, an toàn cho bé.

Cách trị ho sổ mũi cho bé từ. lá tần dày

2. Cách trị ho sổ mũi cho trẻ bằng thuốc

Ngoài các phương pháp kể trên, mẹ có thể cân nhắc chọn cách trị ho sổ mũi cho bé bằng thuốc. Tuy nhiên, hãy đảm bảo những thành phần này an toàn cho bé và theo hướng dẫn của bác sĩ:

  • Siro ho thảo dược: Siro có thành phần thảo dược tự nhiên giảm cảm trị ho, chống cảm lạnh và nhờ vậy làm thuyên giảm các triệu chứng ho, sổ mũi khó chịu. Các thành phần tự nhiên cũng đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng histamin: Sản phẩm thuốc được bác sĩ kê đơn trong trường hợp bé bị sổ mũi. Thuốc có công dụng chống dị ứng, giảm tình trạng ho, nghẹt mũi và chảy mũi nước.
  • Thuốc đặc trị ho: Thuốc Codein, Dextromethorphan,… có tác tác dụng giúp ức chế cơn ho nhanh chóng, giảm triệu chứng ho rõ rệt. Tuy nhiên, thuốc có thể gây mệt mỏi và khó ngủ.
  • Thuốc kháng sinh: Thường dùng cho trẻ ho sổ mũi do nhiễm khuẩn đường hô hấp gây ra, thường dùng như tetracyclin, corticoid,… Tuy nhiên, lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hại tới sự phát triển của trẻ, nặng nhất là gây nên tình trạng kháng kháng sinh do dùng sai loại thuốc, sai liều,…

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho: Nguyên nhân và cách xử lý

 Cách trị ho sổ mũi cho bé bằng siro thảo dược

3. Cách trị ho sổ mũi cho bé bằng thuốc Đông y

Bên cạnh các sản phẩm thuốc Tây, nhiều mẹ hiện nay cũng chọn thuốc Đông y để trị ho và sổ mũi cho bé. Các thành phần thảo dược có công dụng trị bệnh cho con như kha tử, gừng, kim ngân hoa, hẹ… Ngoài ra, các sản phẩm được bào chế sẵn trên thị trường hiện nay cũng khá tiện lợi để tìm mua cho con. Mẹ cần lưu ý thành phần, độ tuổi của con và hướng dẫn của bác sĩ để chọn mua sản phẩm phù hợp.

4. Một số lưu ý khi chữa ho sổ mũi cho bé

Bên cạnh việc chọn thuốc kể trên, mẹ cũng cần lưu ý những điều sau khi chữa bệnh ho sổ mũi cho bé:

  • Đảm bảo con mặc đủ ấm trời chuyển giao mùa. Mẹ có thể chọn xoa dầu nóng vào lòng bàn chân và mang vớ cho bé để giữ ấm cơ thể ban đêm tốt hơn.
  • Vệ sinh mũi và họng hàng ngày cho bé. Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé ngày 4 – 5 lần. Trẻ lớn tuổi hơn, mẹ có thể tập cho con súc họng với nước muối pha loãng để ngăn ngừa những bệnh về họng khi nước mũi chảy ngược ra sau.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho bé ngoài cá thịt thì cũng cũng không được quên rau xanh, hoa quả tươi, nước ép trái cây để cải thiện sức đề kháng, giúp giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng.
  • Khi bé ngủ, nên kê một chiếc gối cao ở phần vai và đầu để ngăn không cho nước mũi chảy ngược vào trong khiến bé bị ngạt mũi, khó thở.

Trên đây là những cách trị ho sổ mũi cho bé và lưu ý quan trọng mẹ cần ghi nhớ. Đừng quên ghi chú nhanh những điều quan trọng này để bảo vệ sức khỏe con yêu tốt hơn mỗi ngày mẹ nhé.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *