10+ cách trị hôi chân nhanh nhất, khử sạch mùi ngay tại nhà

Chân tiết nhiều mồ hôi không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy mà còn ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp và sinh hoạt. Để giảm tình trạng này, bạn có áp dụng một số cách trị hôi chân ngay tại nhà trong bài viết sau.

bị hôi chânbị hôi chân

Hôi chân do nguyên nhân nào gây ra?

Hôi chân xảy ra khi tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, khiến lòng bàn chân luôn trong trạng thái ẩm ướt và có mùi khó chịu. Tình trạng này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập, gây ngứa ngáy và tổn thương da.

Hôi chân không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên tình trạng này có thể gây ra cảm giác khó chịu và mất tự tin trong hoạt động giao tiếp, sinh hoạt và làm việc.

bị hôi chân khi mang giàybị hôi chân khi mang giày

Các nguyên nhân gây hôi chân thường gặp như:

  • Do tuyến mồ hôi chân hoạt động quá mức (thường bắt nguồn từ yếu tố di truyền)
  • Mang giày dép có chất liệu bí và kín khiến mồ hôi ứ đọng bên trong và gây ra mùi khó chịu.
  • Các bệnh lý ở vùng da chân như nấm da, nhiễm trùng, viêm da cơ địa, tổ đỉa,…
  • Không vệ sinh chân đều đặn.
  • Không giặt vớ thường xuyên và hay mang lại vớ cũ.

Hôi chân kéo dài làm tăng nguy cơ ngứa ngáy, nấm da và nhiễm trùng. Ngoài ra tình trạng này còn khiến bạn mất tự tin và gặp nhiều bất lợi trong hoạt động thường ngày.

10+ cách khử mùi hôi chân nhanh nhất

Để làm giảm mùi hôi và tình trạng ẩm ướt ở vùng da chân, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

1. Gừng và muối làm giảm mùi hôi hiệu quả

Gừng và muối là biện pháp giảm mùi hôi cơ thể được phái nữ áp dụng rộng rãi. Ngoài tác dụng kháng khuẩn và sát trùng mạnh, gừng còn chứa tinh dầu thơm, giúp khử mùi hôi, giữ da chân khô thoáng và mịn màng. Trong khi đó, muối có khả năng bảo vệ da khỏi nấm và một số vi khuẩn gây hại.

dừng gừng chữa chứng hôi chândừng gừng chữa chứng hôi chân

Thực hiện:

  • Giã nát 1 củ gừng với 1 thìa muối
  • Làm sạch chân và massage hỗn hợp trực tiếp lên da
  • Để trong khoảng 10 phút và rửa lại bằng nước ấm

Khi thực hiện cách trị hôi chân từ gừng và muối, bạn nên tập trung chà xát vào gót chân và các kẽ chân để giảm ngứa ngáy, hạn chế nấm da và loại bỏ tế bào chết.

2. Trị hôi chân với lá chè xanh

Nếu có da chân mỏng, nhạy cảm và thường bị trầy xước do mang giày cao gót, bạn có thể khử mùi hôi chân bằng lá chè xanh.

Lá chè xanh có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu niêm mạc. Ngoài ra, các hợp chất thực vật trong thảo dược này còn giúp làm mềm da, giảm ngứa ngáy và phục hồi các vết thương ở biểu bì.

cách chữa bệnh hôi chân bằng lá trà xanhcách chữa bệnh hôi chân bằng lá trà xanh

Thực hiện:

  • Đun sôi 1 nắm lá chè xanh với khoảng 1.5 lít nước
  • Đổ nước vào thau và cho thêm nước lạnh để nước ấm khoảng 50 độ C
  • Vệ sinh chân và ngâm trong nước chè xanh đến khi nước nguội hoàn toàn
  • Sau có thể chà rửa chân với nước chè xanh để khử mùi hôi hiệu quả

Bạn nên áp dụng mẹo chữa hôi chân bằng lá chè xanh vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài khả năng khử mùi, biện pháp này còn thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn thần kinh và giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ.

3. Chanh tươi sát trùng và giảm mùi khó chịu

Với trường hợp chân đổ nhiều mồ hôi, có mùi khó chịu và nhiều vết chai, bạn có thể áp dụng cách khử mùi hôi chân với chanh tươi. Chanh có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn, giúp loại bỏ mồ hôi tồn đọng trong lỗ chân lông và hạn chế vi nấm sinh sôi.

Ngoài ra với hàm lượng acid citric và vitamin C dồi dào, chanh còn có khả năng tẩy tế bào chết, giảm vết chai và nuôi dưỡng làn da trắng sáng. Hơn nữa, tinh chất trong chanh còn giúp làm sạch móng và hạn chế tình trạng nấm móng ở những người thường xuyên mang giày thể thao.

dùng chanh để khủ mùi hôi, kháng khuẩndùng chanh để khủ mùi hôi, kháng khuẩn

Thực hiện:

  • Dùng chanh chà xát trực tiếp lên vùng da chân, tập trung vào phần gót, mắt cá chân và kẽ chân.
  • Đợi khoảng 5 phút cho dưỡng chất trong chanh thẩm thấu
  • Sau đó rửa lại bằng nước ấm

4. Kháng khuẩn và khử mùi hôi chân với phèn chua

Theo dân gian, phèn chua có vị chát, chua, với đặc tính sát trùng mạnh. Vì vậy dược liệu này thường được tận dụng để trị các bệnh về da như nấm, mụn nhọt và tăng tiết mồ hôi.

Sử dụng phèn chua lên vùng da chân có thể giảm mùi khó chịu, hạn chế tuyến mồ hôi tăng tiết và ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn.

Thực hiện:

  • Nghiền nát 50g phèn chua, sau đó chia thành 2 phần và dùng vải gói lại.
  • Đặt túi vải ở dưới lòng bàn chân và mang vớ vào để cố định.
  • Nên thực hiện vào buổi tối và lấy túi vải ra vào sáng hôm sau.

Chỉ sau khoảng 3 – 4 lần áp dụng, bạn sẽ nhận thấy vùng da chân khô thoáng, ít mùi hôi và không còn hiện tượng ngứa ngáy khi mang giày bít.

5. Lá trầu không giảm ngứa và hôi chân

Cách trị hôi chân bằng lá trầu không là biện pháp từ y học cổ truyền. Biện pháp này tận dụng đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, giảm viêm và ngứa của lá trầu để cải thiện tình trạng tiết mồ hôi nhiều ở lòng bàn chân.

Lá trầu không giảm ngứa và hôi chânLá trầu không giảm ngứa và hôi chân

Thực hiện:

  • Rửa sạch 5 lá trầu không và để ráo
  • Giã nát lá trầu không và trộn với 1 thìa muối
  • Sau đó chà xát nhẹ nhàng lên da chân để khử mùi hôi

Nếu có làn da mỏng và nhạy cảm, bạn có thể đun nước với lá trầu, sau đó ngâm chân để giảm mùi hôi và tránh làm xây xước da.

6. Điều trị hôi chân với baking soda

Baking soda còn gọi là muối nở, thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên hiện nay phái nữ còn tận dụng nguyên liệu này để chăm sóc da và khử mùi hôi cơ thể.

Baking soda có tác dụng tẩy tế bào chết, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm ngứa ngáy. Vì vậy nguyên liệu này có thể điều trị được chứng tăng tiết mồ hôi ở nách, chân và tay.

Thực hiện:

  • Trộn đều 4 thìa baking soda với 4 thìa nước
  • Thoa hỗn hợp này lên vùng da chân trong khoảng 3 phút
  • Sau đó rửa lại với nước ấm

Khi áp dụng cách chữa hôi chân bằng baking soda, bạn có thể áp dụng đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên với những người có làn da nhạy cảm, bạn chỉ nên thực hiện 3 – 4 lần/ tuần để tránh gây kích thích và đau rát da.

7. Giảm mồ hôi chân với phấn rôm

Phấn rôm chứa thành phần chính là bột talc. Thông thường sản phẩm này thường được sử dụng để giảm ma sát và bảo vệ làn da của trẻ nhỏ. Tuy nhiên do có đặc tính hút ẩm và giữ cho vùng da khô thoáng nên phấn rôm còn được tận dụng để trị chứng hôi nách và hôi chân.

cách khử mùi hôi chân nhanh nhấtcách khử mùi hôi chân nhanh nhất

Thực hiện:

  • Vệ sinh chân sạch sẽ và lau khô bằng khăn sạch
  • Đổ một lượng phấn rôm vừa đủ lên lòng bàn chân và các kẽ chân
  • Thoa nhẹ nhàng để phấn rôm che phủ đều lên toàn bộ vùng da

Với những người phải mang giày tây hoặc giày thể thao, có thể rắc trực tiếp phấn rôm vào lớp lót của giày để hạn chế tăng tiết mồ hôi.

8. Ngải cứu hạn chế mồ hôi và mùi khó chịu

Không chỉ được sử dụng trong chế biến thực phẩm, ngải cứu còn được tận dụng để chữa trị một số vấn đề sức khỏe – chẳng hạn như chứng hôi chân. Tinh chất trong lá ngải cứu có tác dụng khử mùi hôi và làm mềm vùng da ở dưới lòng bàn chân.

Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng chống viêm, sát trùng và giảm ngứa. Vì vậy có thể áp dụng cho một số trường hợp bị hôi chân do nấm móng hoặc nấm kẽ chân.

cách khử mùi hôi chân nhanh nhấtcách khử mùi hôi chân nhanh nhất

Thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm ngải cứu
  • Sau đó đun sôi với 2 lít nước
  • Đổ vào thau và thêm một ít nước lạnh vào sao cho nước có độ ấm vừa phải
  • Vệ sinh chân và ngâm với nước trong khoảng 15 phút

9. Trà túi lọc giảm hôi chân khi đi giày

Mang giày bít và giày thể thao thường xuyên là nguyên nhân gây hôi chân phổ biến. Để khử mùi hôi chân do nguyên nhân này, bạn có thể tận dụng trà túi lọc.

Với đặc tính khô và háo nước, trà túi lọc có khả năng hút độ ẩm và mồ hôi ứ đọng trong giày. Từ đó giảm mùi hôi ở chân và ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy.

Thực hiện:

  • Sau khi mang giày, bạn nên đặt giày ở nơi khô thoáng
  • Sau đó có thể đặt trà túi lọc vào bên trong giày để loại bỏ mùi hôi

10. Muối biển trị hôi chân nhanh chóng

Mẹo chữa hôi chân bằng muối biển là một trong những cách phổ biến và dễ thực hiện nhất. Chỉ với 2 – 3 thìa muối biển, bạn có thể giảm mùi khó chịu ở chân, tẩy tế bào chết và hạn chế cảm giác khó chịu.

chữa bệnh hôi chânchữa bệnh hôi chân

Thực hiện:

  • Vệ sinh chân và làm ướt vùng da với một ít
  • Sau đó cho muối trực tiếp lên da và massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút
  • Rửa sạch với nước ấm

Khi áp dụng biện pháp này, bạn có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày để khử mùi hôi chân nhanh chóng. Ngoài ra, mẹo chữa từ muối biển còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nấm móng và nấm kẽ chân.

Các biện pháp phòng ngừa tình trạng hôi chân

Hôi chân kéo dài có thể khiến mùi hôi có mức độ “nồng nặc” hơn trước. Ngoài ra tình trạng này còn ảnh hưởng đến mức độ tự tin, khả năng giao tiếp và một số hoạt động thường ngày.

vệ sinh chân sạch sẽvệ sinh chân sạch sẽ

Vì vậy bạn cần thực hiện các biện pháp sau nhằm hạn chế hiện tượng tăng tiết mồ hôi ở chân:

  • Khi tắm, cần chú ý vệ sinh vùng da chân và móng. Ngoài ra nên cắt móng thường xuyên để hạn chế vi nấm xâm nhập và sinh sôi.
  • Không nên mang vớ cũ và nên thay vớ ít nhất 1 lần/ ngày.
  • Lựa chọn giày có chất liệu thông thoáng hoặc kiểu dáng phù hợp để tránh tình trạng mồ hôi ứ đọng và gây ra mùi khó chịu.
  • Có thể sử dụng sản phẩm xịt giày hoặc xịt chân để chống nấm, hạn chế mùi khó chịu và giảm tăng tiết mồ hôi.
  • Không nên mang giày hoặc vớ còn ẩm, ướt. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây nấm da và ngứa ngáy.
  • Vệ sinh giày thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn tồn đọng. Với những loại giày không thể vệ sinh bằng nước, bạn có thể sử dụng khăn ướt lau và đem phơi khi trời nắng. Nhiệt độ từ ánh nắng có thể hong khô giày và tiêu diệt nấm, vi khuẩn.

Áp dụng đều đặn các cách trị hôi chân tại nhà có thể giảm lượng mồ hôi và mùi khó chịu ở vùng da này. Tuy nhiên nếu tình trạng không có cải thiện, bạn nên thăm khám để bác sĩ chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Mùi hôi cơ thể phản ánh điều gì và 10 cách khử sạch mùi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *