3.1.2022 03 phút để đọc
Chia sẻ
Quản lý chi tiêu cá nhân chắc hẳn là một vấn đề căng não đối với rất nhiều người. Hiện nay, chúng ta hầu như mua sắm, ăn uống khá phóng khoáng mà ít khi quản lý chặt chẽ túi tiền của mình. Vậy làm thế nào để có cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân hợp lý? Mời bạn tham khảo 10 phương pháp sau đây để có thể áp dụng ngay từ bây giờ.
1. Lên kế hoạch chi tiêu chi tiết, hợp lý
Bước đầu trong cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân là bạn nên lập ra ngân sách chi tiêu chi tiết. Việc lập ngân sách sẽ hướng bạn chi tiêu theo đúng kế hoạch và hạn mức mà bạn đã đặt ra. Ngoài ra còn tránh phải tình trạng chi quá mức cho phép dẫn đến thâm hụt, vay mượn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Lập ngân sách chi tiêu
Các khoản chi trong ngân sách sẽ được chia thành nhiều mục như chi tiêu dùng, chi tiết kiệm, chi đầu tư,… kèm theo đó là hạn mức cụ thể. Lập ngân sách chi tiêu sẽ tạo thói quen sử dụng nguồn thu một cách khoa học, hợp lý hơn, đảm bảo tình hình tài chính của bạn luôn ổn định. Bạn có thể tham khảo qua các cách quản lý tài chính cá nhân như “Quy tắc 50/30/20”, “Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính”,… để xây dựng kế hoạch chi tiêu cho mình.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng cân đối tài chính cá nhân
2. Tập thói quen theo dõi thu chi cá nhân
Sau khi đã lập ngân sách, việc tiếp theo bạn cần làm là nên cố gắng chi tiêu đúng như kế hoạch đặt ra và theo dõi thường xuyên các khoản chi đó. Có như thế bạn mới có thể biết được mình đã chi cho các khoản nào và có cần điều chỉnh gì hay không.
Bạn có thể ghi chú vào các khoản đã chi trong ngày vào một cuốn sổ tay, trên excel hoặc các ứng dụng hỗ trợ quản lý thu chi trên điện thoại. Đừng bỏ qua khoản thu chi nào dù là nhỏ nhất vì khi ghi chú đầy đủ sẽ giúp bạn nhìn nhận cụ thể hơn về thói quen chi tiêu của bản thân.
Theo dõi các khoản chi hằng ngày
3. Lên danh sách trước khi mua sắm
Cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân hiệu quả là bạn nên lên sẵn danh sách các vật dụng cần mua trước khi mua sắm. Việc này sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian mua sắm vừa hạn chế tình trạng “vung tay quá trán” mà đa phần người đi mua sắm gặp phải.
Từ danh sách mua sắm, bạn có thể tính toán và mang theo số tiền vừa đủ. Nếu mang nhiều tiền hơn thì khả năng bạn chi vào những món đồ không cần thiết sẽ rất cao và dễ lãng phí.
Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết
4. Không chi tiêu vượt mức cho mục ăn uống
Việc tổ chức tiệc tùng, liên hoan hoặc thường xuyên ăn uống bên ngoài cũng là một trong những nguyên nhân làm tiêu tốn rất nhiều tiền bạc.
Hãy tập thói quen chi tiêu cho việc ăn uống hợp lý hơn để đảm bảo hạn mức cho các hoạt động cần thiết khác như:
- Lên sẵn những món ăn sẽ nấu trong tuần, lịch trình nấu nướng ra sao.
- Thống kê chi tiêu hàng tháng cho việc ăn uống để xem khoản mục nào cần cân đối hay cắt giảm bớt.
- Nấu ăn tại nhà sẽ tiết kiệm hơn so với ăn ở bên ngoài.
- Khi nhận được khoản thu nhập hàng tháng, hãy xem xét cho các chi phí bắt buộc trước, sau đó là tiết kiệm và cuối cùng là ăn uống.
Kiểm soát chi tiêu cho ăn uống
Xem thêm: Bí quyết tiết kiệm tiền bạn nên áp dụng
5. Không bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi
Chương trình khuyến mãi là một trong những nguyên nhân khiến túi tiền của bạn thâm hụt nhiều nhất. Ai mà chẳng thích mua 1 tặng 1, giảm giá 50%,… nhất là với các nhãn hàng lớn, có tiếng.
Nhưng trước khi quyết định mua thì bạn cũng cần phải cân nhắc liệu những món đồ đó có thực sự cần thiết cho gia đình trong lúc này hay không. Dù mua phải một món đồ rẻ nhưng nếu không xài đến thì cũng có thể coi đó là một sự lãng phí.
Vì thế cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân tốt nhất là bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước những chương trình khuyến mãi, giảm giá. Đừng để chúng rút cạn túi tiền của bạn một cách thiếu khoa học và ảnh hưởng đến các nguồn chi tiêu khác.
6. Tiết kiệm khi sử dụng điện, nước
Hóa đơn điện, nước là chi phí biến đổi hàng tháng dựa theo khối lượng mà người tiêu dùng sử dụng trong tháng đó. Nếu bạn sử dụng điện, nước một cách phung phí thì có thể bạn sẽ gánh phải áp lực tiền bạc trước hai loại hóa đơn này.
Vì thế ngay từ bây giờ hãy tập thói quen tiết kiệm điện, nước từ những việc nhỏ nhất như tắt tất cả những thiết bị, máy móc khi không dùng đến, nếu không cần thiết thì đừng bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp (dưới 24oC), không để vòi nước chảy tràn ra ngoài,…
Tiết kiệm chi tiêu thông qua tiết kiệm điện, nước
7. Tự thực hiện thay vì thuê mướn quá nhiều
Một số gia đình thường thuê người dọn dẹp nhà cửa, thay vì như thế tại sao bạn không dành một ít thời gian để tự làm mới ngôi nhà của mình? Hoặc các thành viên trong gia đình cũng nên có trách nhiệm phân chia công việc với nhau. Việc này vừa giảm bớt gánh nặng trên vai một người, vừa gắn kết tình cảm gia đình hơn.
Bạn cũng có thể học cách sửa chữa các máy móc, thiết bị điện đơn giản để tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn so với thuê thợ bên ngoài.
8. Hạn chế việc vay mượn
Thực tế việc vay tiền sẽ giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn tạm thời nhưng cũng chính là lý do gây ra áp lực tài chính nặng nề nếu chẳng may bạn không xoay sở trả nợ kịp thời. Không chỉ ảnh hưởng đến các mục tiêu tài chính khác mà các khoản nợ còn có thể ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Vì thế bạn nên hạn chế việc vay tiền hết mức có thể. Nếu buộc phải vay thì cần lên kế hoạch trả nợ càng sớm càng tốt với số tiền và thời gian cụ thể. Ưu tiên thanh toán khoản nợ có lãi suất cao trước nhằm giảm tiền lãi hàng tháng.
Hạn chế vay mượn để giảm áp lực tài chính
Đối với trường hợp chi tiêu qua thẻ tín dụng, các chuyên gia tài chính nhận định rằng bạn thường sẽ chi nhiều hơn 12% so với tiền mặt. Vì khi dùng thẻ tín dụng bạn sẽ phải thanh toán thêm lãi, phí sử dụng, phí quản lý,… vào mỗi tháng nên khá tốn kém.
9. Thanh lý các món đồ cũ
Một cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân khác đó là thu lại tiền từ việc thanh lý các món đồ không dùng nữa. Bạn có thể đăng bán quần áo, giày dép, thiết bị cũ,… với giá rẻ trên các trang mạng xã hội hoặc bán lại cho người quen.
Thanh lý đồ cũ sẽ giúp giải phóng diện tích ngôi nhà của bạn đồng thời mang lại một khoản tiền nhất định dùng để chi tiêu cho các công việc cần thiết khác. Cách này vừa giúp tiết kiệm tiền bạc lại vừa giúp bảo vệ môi trường do hạn chế rác thải.
10. Tìm cách tăng thu nhập
Nếu bạn đã rất cố gắng nhưng các khoản chi tiêu cần thiết lại quá nhiều, không thể cắt giảm thêm được nữa thì bạn hãy tìm cách tăng nguồn thu của mình. Có rất nhiều cách để kiếm thêm tiền như làm thêm các công việc ngoài giờ như gia sư, bán hàng online,… Nhưng bạn cũng nên chọn công việc nào vừa sức và có thời gian dành cho bản thân và gia đình cũng như không ảnh hưởng đến công việc chính thì sẽ hiệu quả hơn.
Bạn cũng có thể lựa chọn tiết kiệm ngân hàng – kênh đầu tư an toàn với lãi suất từ 6-8%/năm.
Một lựa chọn tối ưu hơn cả giúp bạn vừa có thêm tiền lời, vừa được bảo vệ trước rủi ro đó chính là tham gia Bảo hiểm liên kết đầu tư VITA – Đầu Tư Như Ý. Sản phẩm được của Generali Việt Nam với nhiều quyền lợi vô cùng thiết thực cho người tham gia, có thể kể đến như:
Gửi tiết kiệm ngân hàng cũng là một cách tăng thu nhập
Quyền lợi đầu tư:
- Khách hàng có thể lựa chọn linh hoạt 4 Quỹ liên kết để đầu tư theo tỷ lệ mong muốn và khả năng chấp nhận rủi ro.
- Quyền lợi Món quả khởi đầu từ 3-5% phí bảo hiểm cơ bản định kỳ.
- Thưởng định kỳ cuối năm hợp đồng thứ 6,912,15 và 18 với quyền lợi bằng 4% giá trị bình quân của Giá trị Tài khoản cơ bản.
- Thưởng đặc biệt vào cuối năm hợp đồng thứ 10,15 và 20 với tỷ lệ % Phí bảo hiểm nhất định tương ứng với Lựa chọn bảo vệ.
Quyền lợi bảo vệ:
- Bảo vệ đến 200% Số tiền bảo hiểm cộng với Giá trị Tài khoản hợp đồng khi gặp rủi ro về thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc tử vong.
- Bảo vệ gia đình toàn diện khi tham gia thêm các gói bảo hiểm bổ trợ.
Bảo hiểm liên kết đầu tư VITA – Đầu Tư Như Ý
Bài viết đã chia sẻ cho bạn 10 cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân hiệu quả, đảm bảo ổn định tình hình tài chính cho bạn và cả gia đình. Hy vọng bạn sẽ chọn được cách tối ưu nhất giúp cân bằng nguồn thu và nguồn chi của mình.