Trẻ bị sổ mũi khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nhiều cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian khá đơn giản nhưng cho hiệu quả tích cực. Mẹ có thể mát xa mũi cho bé hay dùng lá hẹ, tỏi và một số nguyên liệu có sẵn trong gian bếp đẻ trị sổ mũi cho trẻ theo hướng dẫn dưới đây.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay bị sổ mũi. Nguyên nhân là do sức đề kháng của các bé còn non yếu nên dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây cảm cúm, cảm lạnh, đặc biệt là trong những ngày thời tiết thay đổi. Hiện tượng nghẹt mũi ở trẻ thường kèm theo một số triệu chứng khác như nghẹt mũi, thở khò khè, ho, ngứa mũi, đau họng, đau đầu, quấy khóc và đôi khi còn bị sốt.
Ngoài thuốc tây, các mẹo trị sổ mũi cho bé bằng phương pháp dân gian cũng được nhiều mẹ lựa chọn để khắc phục bệnh cho con.
Top 10 cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian
Nếu tình trạng chảy nước mũi của bé không quá nghiêm trọng và trẻ vẫn ăn ngủ bình thường thì các bậc phụ huynh không nên lo lắng quá mức. Hãy áp dụng một số bài thuốc dân gian trị sổ mũi cho trẻ tại nhà dưới đây nhằm giúp con yêu mau chóng phục hồi sức khỏe mà không cần phải dùng đến thuốc tây.
1. Mẹo trị sổ mũi cho bé từ lá hẹ
Theo y học cổ truyền, lá hẹ có tính ấm, vị chua và cay nhẹ có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt, giải độc. Đặc biệt, thành phần kháng sinh được tìm thấy trong thảo dược này giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây viêm mũi họng, cảm cúm, qua đó làm giảm triệu chứng sổ mũi ở trẻ em.
Các mẹ có thể kết hợp lá hẹ với mật ong hay các nguyên liệu khác để trị sổ mũi cho bé thay vì sử dụng thuốc tây.
- Cách 1: Dùng lá hẹ hấp mật ong
Dùng 100g lá hẹ tươi đem rửa sạch, cắt khúc ngắn cỡ 2cm. Cho lá hẹ vào một cái tô sành và đổ thêm một lượng mật ong nguyên chất vào sao cho ngập mặt lá hẹ. Bỏ hỗn hợp vào nồi nước đang sôi mạnh hấp cách thủy khoảng 30 phút là được.
Lúc này, lá hẹ đã chín nhừ và tiết ra nhiều nước. Mẹ chắt nước cho bé dùng 2 – 3 thìa một lần x 3 lần trong ngày. Trẻ lớn hơn có thể khuyến khích bé ăn cả lá hẹ để nhanh có kết quả hơn.
- Cách 2: Kết hợp lá hẹ với chanh và nghệ tươi
Khi thực hiện, mẹ cần chuẩn bị sẵn 10g lá hẹ, 1 quả chanh tươi cùng với 20g củ nghệ. Chanh tươi thái thành nhiều lát mỏng, hẹ cắt khúc ngắn, nghệ đem nướng chín, cạo vỏ rồi giã nát. Cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế vào trong một cái chén sạch, thêm vào 4 muỗng nước lọc, bỏ vào nồi hấp cách thủy 15 – 20 phút.
Để trị sổ mũi cho bé, mẹ lấy thìa cà phê chắt lấy 2 muỗng nước cho bé uống. Đều đặn sử dụng thuốc mỗi ngày sau các bữa ăn chính khoảng 15 phút. Tùy theo tình trạng bệnh của bé mà sau khoảng 5 – 7 ngày tình trạng sổ mũi có thể dứt hẳn.
2. Bài thuốc dân gian trị sổ mũi cho trẻ từ tỏi
Trong số những cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian thì tỏi rất được ưa chuộng. Loại gia vị này có tác dụng tích cực trong việc trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho, viêm họng hay sổ mũi nhờ chứa hàm lượng cao chất allicin. Đây là hoạt chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp của trẻ trước sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra , sử dụng tỏi còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh cho bé. Thực hiện bài thuốc trị sổ mũi cho bé từ tỏi như sau:
- Cách 1: Xông mũi bằng tỏi
Giã nát tỏi rồi cho vào một cái lọ thủy tinh. Đổ ngập nước sôi vào bình, chờ khoảng 3 phút rồi cho trẻ ngửi hơi nước bốc lên thông qua một cái phễu.
- Cách 2: Uống nước tỏi cà chua và chanh
Ép cà chua lấy 1 cốc nước, cho vào nồi đun sôi. Sau đó thêm vào 1 thìa cà phê tỏi bằm + 1 thìa cà phê nước cốt chanh và một ít muối ăn. Đảo đều cho hỗn hợp sôi trở lại khoảng 3 phút.
Đổ nước ra một cái ly, chờ cho còn hơi âm ấm chia 2 lần cho bé uống hết trong ngày. Bài thuốc dân gian này có tác dụng trị sổ mũi, kích thích tái tạo niêm mạc và lớp màng nhầy bảo vệ trong khoang mũi của bé.
3. Mẹo dân gian trị sổ mũi cho trẻ từ lá tía tô
Trong Đông y, lá tía tô là một loại dược liệu có vị cây, tính ấm, quy vào các kinh Tâm, Tỳ, Phế. Vị thuốc này có tác dụng ngăn ngừa cảm mạo, phòng chống hen suyễn, trị ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi, giảm nôn trớ ở người lớn và cả trẻ em.
- Cách 1: Xông hơi lá tía tô
Mẹ dùng toàn thân cây tía tô nấu với 1 lít nước. Sau đó đổ nước ra tô rồi cho bé lại gần để xông. Hơi nước sẽ mang theo các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn có trong lá tía tô đi vào xoang mũi và đường hô hấp giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm ở đường thở và khắc phục tình trạng xổ mũi của bé. Áp dụng 2 ngày 1 lần cho đến khi trẻ hết sổ mũi.
- Cách 2: Kết hợp lá hẹ, hoa đu đủ đực và hoa khế
Ngoài bài thuốc trên, mẹ có thể dùng lá hẹ kết hợp với hoa khế và hoa đu đủ đực lượng bằng nhau để đẩy nhanh hiệu quả của thuốc. Đem cả 3 nguyên liệu đã chuẩn bị hấp chung với đường phèn ít nhất 15 phút. Nhấc chén thuốc ra, để nguội bớt.
Dùng thìa dằm nát các nguyên liệu có trong chén thuốc, cho bé ăn mỗi lần 1 thìa cà phê x 3 lần/ngày. Dùng liền sau vài ngày sẽ thấy kết quả.
4. Cách dân gian trị sổ mũi cho bé bằng gừng
Ngoài tác dụng giữ ấm cơ thể, gừng còn giúp giảm đau, kích thích lưu thông máu, giảm viêm nhiễm ở mũi xoang, qua đó khắc phục chứng sổ mũi khó chịu cho bé.
- Cách 1: Tắm hoặc ngâm chân với nước gừng
Thêm một chút nước cốt gừng vào trong nước tắm của bé. Hoặc mẹ cũng có thể nấu nước gừng cho trẻ ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bé bớt sổ mũi và ngủ ngon hơn vào ban đêm.
- Cách 2: Uống nước gừng ấm
Đây cũng là mẹo trị sổ mũi cho bé không dùng thuốc được nhiều mẹ áp dụng. Mẹ hãy lấy một nhánh gừng giã nát, đem nấu với 200ml nước trong 5 phút. Để nguội bớt, cho bé uống nước gừng khi còn ấm mỗi ngày từ 2 – 3 lần sau khi ăn khoảng 30 phút.
5. Massage, bấm huyệt chữa sổ mũi cho bé
Tiếp theo, một cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian an toàn mẹ có thể áp dụng để chữa bệnh cho bé tại nhà đó chính là massage, bấm huyệt. Mẹo này khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết thực hiện đúng cách để cho hiệu quả cao.
Với động tác massage, mẹ hãy kẹp ngón trỏ và ngón cái vào hai bên sống mũi của bé. Sau đó vuốt nhẹ nhàng theo chiều từ dưới lên tới hai chân mày. Thực hiện khoảng 5 – 10 phút sẽ giúp làm nóng các xoang mũi, tăng cường đưa máu cùng dưỡng chất đến khu vực bị tổn thương và giúp mũi thông thoáng, dễ thở hơn. Nhờ vậy tình trạng sổ mũi cũng thuyên giảm dần.
Bên cạnh động tác massage, có thể kết hợp day ấn huyệt nghinh hương để bé nhanh khỏi bệnh. Theo y học cổ truyền, tác động vào huyệt nghinh hương sẽ giúp thông khiếu, trừ phong nhiệt, giảm phù mặt, chữa liệt dây thần kinh số 7 và hỗ trợ điều trị các bệnh ở mũi mặt, bao gồm cả bệnh sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
Phương pháp bấm huyệt trị sổ mũi cho bé như sau:
- Đầu tiên, cần xác định chính xác vị trí của huyệt nghinh hương. Huyệt này nằm trên rãnh mũi má và cách cánh mũi cỡ 0,8cm. Mỗi bên cánh mũi có một huyệt nằm đối xứng.
- Tiếp theo mẹ dùng ngón tay trỏ hoặc ngón cái bấm vào cả hai huyệt. Giữ ngón tay tạo thành một đường thẳng góc so với mặt. Day ấn nhẹ vài phút để huyệt nghinh hương nóng lên.
- Cuối cùng thoa một ít dầu nóng vào huyệt ở cả 2 bên
- Lặp lại 3 – 4 lần trong ngày, mỗi lần bấm khoảng 3 phút
6. Uống nhiều nước ấm – cách trị sổ mũi cho bé không dùng thuốc đơn giản
Khi bị sổ mũi, trẻ có khuynh hướng bị mất nhiều nước hơn và hay bị nôn trớ nên cần phải uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm. Theo một cuộc nghiên cứu được các nhà khoa học đăng tải trên tạp chí Rhology vào năm 2009, uống nhiều nước ấm có thể giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh, làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi, sỗ mũi, đồng thời hỗ trợ cơ thể tống khứ bớt vi khuẩn, virus và đàm nhớt ra khỏi đường thở.
Trẻ có thể bắt đầu uống được nước khi chuyển qua ăn các chất rắn. Mẹ có thể cho bé uống nước ấm sau mỗi một tiếng. Mỗi lần uống 2 – 3 muỗng hoặc nhiều hơn tùy vào độ tuổi của bé.
7. Trị sổ mũi cho bé bằng phương pháp dân gian từ chanh và mật ong
Chanh bổ sung cho cơ thể hàm lượng vitamin C cao cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất có tác dụng cải thiện sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng xoang mũi – nguyên nhân chính gây sổ mũi ở trẻ. Cùng với đó, mật ong được kết hợp chung với mật ong sẽ giúp làm tăng công dụng kháng khuẩn, bổ sung nhiều năng lượng cho bé bớt mệt mỏi trong những ngày bị bệnh.
Cách sử dụng:
Mẹ lấy 1/2 quả chanh vắt lấy nước cốt, đem pha với 100ml nước ấm và 2 thìa mật ong. Cho bé uống hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày.
8. Dùng bài thuốc từ hoa hồng trắng
Bài thuốc dân gian trị sổ mũi cho trẻ từ hoa hồng trắng cũng được nhiều mẹ tin dùng. Loại hoa này giàu vitamin A, B, C, K và có tính ấm giúp hoạt huyết, tiêu thũng, giảm viêm, chống ho, bổ phế, ngăn ngừa cảm lạnh và cải thiện tình trạng sổ mũi bằng cách làm loãng đàm nhầy, giải phóng tình trạng ách tắc trong mũi. Sử dụng bài thuốc từ hoa hồng bạch sẽ giúp bé dễ thở và bớt quấy khóc.
- Cách 1: Hoa hồng trắng chưng đường phèn
Dùng 15g cánh hoa hồng trắng cho vào chén sứ, rải lên trên mặt một muỗng đường phèn rồi đem chưng hấp cách thủy. Chia ra cho bé uống mỗi ngày 3 lần.
- Cách 2: Hoa hồng trắng kết hợp với quất và đường phèn
Các bước thực hiện cũng tương tự như trên như khi hấp, bạn cho thêm vào chén 1 quả quất xanh ( cắt làm đôi). Quất cũng là một nguyên liệu tự nhiên có đặc tính sát khuẩn khá tốt nên sẽ làm tăng công hiệu của bài thuốc.
9. Tần dày lá trị sổ mũi cho bé
Nhắc đến cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian hiệu quả thì phải kể đến bài thuốc trị bệnh từ cây tần dày lá. Thảo dược này còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là cây húng chanh. Trong thành phần của cây chứa nhiều tinh dầu giúp sát khuẩn, tiêu thũng, hạ sốt, giảm ho, tiêu đờm, trị sổ mũi, cảm cúm, cảm lạnh cho bé an toàn.
- Cách 1: Dùng cây tần dày lá nguyên chất
Giã nát 20g lá tần dày rồi quậy chung với một ít nước ấm. Chắt nước cốt cho bé uống ngày 2 lần.
- Cách 2: Trị sổ mũi cho bé bằng lá cây tần dày và đường phèn
Dùng cây tần dày lá và đường phèn mỗi vị 20g. Đem hấp cách thủy chắt nước chia làm 3 – 4 lần cho bé dùng hết trong ngày. Phần bã cho bé ngậm trong miệng và mút nước chảy ra.
10. Mẹo trị sổ mũi cho bé bằng lá húng quế
Toàn thân cây húng quế chứa nhiều tinh dầu bao gồm các chất như linalol, cineol hay estragol methy. Một số bằng chứng cho thấy những chất này có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy mà chiết xuất từ cây húng quế được sử dụng trong sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng. Dân gian cũng sử dụng loại rau thơm này để làm thuốc chữa sổ mũi cho bé tại nhà nhằm đảm bảo an toàn cho cơ thể non nớt của trẻ.
Cách sử dụng:
Mẹ lấy 1/2 củ tỏi đem nướng chín, bỏ vỏ rồi giã nát chung với 15 lá húng quế. Thêm vào hỗn hợp 4 thìa cà phê nước sôi, khuấy đều cho các chất tan hết trong nước. Vắt nước cốt cho bé uống 2 lần trong ngày liên tục 1 tuần liền.
Chăm sóc tại nhà đúng cách khi trẻ bị sổ mũi
Cùng với việc trị sổ mũi cho bé bằng phương pháp dân gian, cha mẹ cần chú ý chăm sóc cho bé đúng cách để đẩy lùi được bệnh trong thời gian sớm nhất. Dưới đây là một số việc làm cần thiết.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho bé. Sử dụng nước muối sinh lý xịt rửa mũi cho bé mỗi ngày 4 – 5 lần. Trẻ lớn hơn có thể tập cho bé súc họng với nước muối pha loãng để ngăn ngừa kích ứng cổ họng khi nước mũi chảy ngược ra phía sau.
- Sử dụng dụng cụ hút mũi nếu nước mũi chảy quá nhiều và bé có biểu hiện khó thở. Khi hút mũi mẹ nên nhẹ nhàng, tránh hút quá nhiều hoặc quá mạnh khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương nhiều hơn.
- Đảm bảo bé mặc đủ ấm khi trời lạnh. Mẹ có thể thoa dầu nóng vào lòng bàn mà mang tất vào cho bé sẽ giúp giữ ấm cơ thể suốt đêm và ngăn ngừa sổ mũi, nghẹt mũi.
- Khi bé ngủ, nên kê một chiếc gối cao ở phần vai và đầu để ngăn không cho nước mũi chảy ngược vào trong khiến bé bị ngạt mũi, khó thở.
- Trẻ còn bú mẹ nên tăng lượng cữ bú trong ngày để bé được cung cấp đủ nước. Đối với những bé đã biết ăn thì hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi, nước ép trái cây vào bữa ăn để cải thiện sức đề kháng cho bé, giúp mau hết sổ mũi hơn.
Trẻ bị sổ mũi khi nào cần đi khám bác sĩ?
Những bài thuốc dân gian trị sổ mũi cho trẻ ở trên có thể không cho hiệu quả như ý. Theo bác sĩ Lê Phương, nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Hà Đông:
“Hiệu quả của các bài thuốc dân gian còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của trẻ. Nếu cơ địa của trẻ hấp thụ kém thì bài thuốc không cho hiệu quả tốt. Trong quá trình áp dụng, bé vẫn tiếp tục bị chảy nước mũi nhiều hơn, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Bởi chảy nước mũi chính là dấu hiệu của viêm mũi do virus, viêm mũi dị ứng hoặc nặng hơn là viêm xoang”.
Bác sĩ Lê Phương khuyến cáo: nếu bé có các triệu chứng sau nên đưa con tới bệnh viện ngay:
- Bé bị sổ mũi nhiều và có biểu hiện nóng sốt kéo dài trên 2 ngày
- Bé quấy khóc không ngừng, nôn ói nhiều, ít ngủ
- Khó thở, thở khò khè
- Nghi ngờ vướng dị tật trong mũi
- Trẻ có biểu hiện mất nước như số lần đi tiểu giảm, lượng nước tiểu ít, môi khô, mắt trũng, số lần thay tã ít, da nhợt nhạt…
- Bé có biểu hiện bị đau tai, đau đầu
- Sổ mũi kèm ho dai dẳng
- Dịch mũi đặc, màu trắng đục, xanh lá cây hay màu vàng
- Bé biếng ăn, bỏ bú hoặc không chịu ăn uống bất cứ thứ gì
Bác sĩ Lê Phương cho biết thêm: “Đây đều là những biểu hiện cho thấy bé không chỉ bị sổ mũi thông thường mà còn mắc bệnh lý nghiêm trọng hơn ở đường hô hấp. Lúc này, nếu áp dụng cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian thì sẽ không thể kiểm soát được bệnh cho trẻ, thậm chí đẩy bé vào tình huống nguy hiểm.
Các bài thuốc dân gian chủ yếu sử dụng 1-2 thảo dược nên không có tính đặc trị, chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng. Để chữa bệnh cho trẻ hiệu quả và an toàn, cha mẹ có thể tham khảo bài thuốc đông y. Đông y kết hợp nhiều thảo dược trong một bài thuốc nên cho hiệu quả triệt để, trị bệnh tận gốc và có độ an toàn, lành tính cao hơn thuốc dân gian”.
Cha mẹ có thể tham khảo bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang của Trung tâm Đông y Việt Nam. Đây là bài thuốc được nghiên cứu bài bản bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Bài thuốc không chỉ điều trị hiệu quả các bệnh lý gây sổ mũi cho trẻ mà còn có khả năng tăng cường sức đề kháng và bảo vệ hệ hô hấp của trẻ.
Thành phần của bài thuốc gồm gần 30 thảo dược quý như trần bì, bạch chỉ, xuyên khung, hoắc hương, bạc hà, phòng phong, hoàng cầm, khương hoạt, cát căn, khổ sâm, bồ công anh… Các thảo dược này có công dụng rất đa dạng:
- Kháng virus, diệt khuẩn, tiêu viêm, tiêu mủ, đẩy lùi các chứng ngạt mũi, chảy dịch
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể, bồi dưỡng khí huyết, tăng cường sức đề kháng
Đặc biệt, các thảo dược được lựa chọn đều không có độc tính, không gây tác dụng phụ, tuyệt đối an toàn với trẻ nhỏ. Bài thuốc đã qua kiểm nghiệm độc tính tại Trung tâm Phòng chống độc của Học viện Quân y. Ngoài ra, thành phần của bài thuốc là 100% nam dược nên có vị thanh nhẹ, phù hợp với khẩu vị người Việt và giúp trẻ dễ dàng sử dụng.
Mẹ nên tham khảo thêm