An ninh mạng máy tính là vấn nạn đe dọa hàng đầu mà các chuyên gia Trend Micro luôn muốn cảnh báo với người dùng. Chúng không đơn thuần là trò chơi khăm mà đó là một trong những cách tội phạm mạng muốn bạn không cảnh giác.
Có nhiều vấn đề về an ninh mạng máy tính mà bạn cần lưu ý trong năm 2020.
Không trò lừa đảo nào giống trò nào, các tin tặc luôn có hàng tram cách để khiến bạn phải mất cảnh giác, từ đó tiến hành những cuộc tấn công an ninh mạng trên máy tính bất chấp cho việc bạn có muốn hay không. Những cuộc tấn công này sẽ lây lan từ bạn cho đến những người thân hay bạn bè thường xuyên liên lạc.
Cũng phải nói thêm những kẻ lừa đảo trên mạng luôn rất giỏi trong việc che giấu ý định thực sự của chúng. Vì vậy, cảnh giác không bao giờ là thừa cả, bao gồm cả việc cập nhật các phần mềm bảo mật mới nhất và để đảm bảo bạn không phải là nạn nhân của bất kỳ cuộc tấn công an ninh mạng máy tính nào dưới đây, hãy thật sự lưu ý:
1.
Spam thư rác:
Spam là một trong những vấn đề an ninh mạng chưa thể giải quyết triệt để.
Chắc bạn sẽ không còn lạ gì về việc nhận được hàng chục emails rác mỗi ngày từ nhiều nền tảng khác nhau, từ email quảng cáo đến các dịch vụ mua bán và trong số đó sẽ có rất nhiều email chứa những mã độc hoàn toàn có thể đe dọa an ninh mạng máy tính bởi được các Hacker cài sẵn mã độc mã hóa dữ liệu sau đó tống tiền.
Hầu hết các nhà cung cấp email hiện tại đều có bộ lọc thư rác khá tốt. Do vậy, chỉ khi bạn tò mò bấm vào những lời mời gọi hấp dẫn thì chắc chắn bạn sẽ dễ dàng trở thành nạn nhân của Hacker.
2.
Phishing (lừa đảo qua mạng)
Các vấn đề về an ninh mạng hay lừa đảo online luôn rất dễ giải quyết nếu bạn cẩn thận.
Các chuyên gia tại Trend Micro gọi đây là kiểu lừa đảo an ninh mạng đời cổ nhất, bởi chúng sẽ luôn giả vờ như quan tâm bạn hoặc gửi mã độc có chứa Trojan ghi lại toàn bộ thao tác bàn phím để lấy toàn bộ thông tin đăng nhập hay càng nhiều thông tin cá nhân của bạn càng tốt.
Chúng tôi coi đây là kiểu tấn công có đầu tư nhất vì các tin tặc nỗ lực để thu thập càng nhiều thông tin càng tốt. Có trường hợp chúng sẽ gửi email với những câu mời mọc hấp dẫn cho mục đích bạn sẽ bấm vào và bạn biết đấy, chỉ cần 1 cú click là toàn bộ thông tin của bạn sẽ được gửi thẳng về máy chủ của chúng.
3.
Phần mềm diệt Virus giả mạo:
Các hacker sẽ giả mạo phần mềm diệt Virus trên máy tính để gây nên các cuộc tấn công an ninh mạng.
Đã bao giờ bạn đang truy cập trang web nào đó hoặc trên điện thoại thì bất ngờ có một pop-up toàn màn hình thông báo bạn cần phải bấm vào để nâng cấp hoặc quét Virus chưa? Và đừng hoảng sợ nhé, chúng chỉ đang cố hù dọa bạn để bạn phải bấm vào thôi. Tuy nhiên, lưu ý là nếu bạn bấm vào thì lúc đó mới chính thức dính mã độc nhé.
Đã từng có nhiều trường hợp trên máy tính để bàn bị dính những phần mềm diệt Virú giả mạo như vậy trong quá khứ, lợi dụng sự cả tin của người dùng các Hacker đã có thể dễ dàng phiên bản Crack các phần mềm diệt Virus nổi tiếng trên thị trường và sau khi mở file tải về người dùng đã vô tình tiếp tay cho các Trojan được tạo bởi Hacker đi thẳng vào máy tính.
4.
Ransomware (Mã độc tống tiền):
Mã độc tống tiền luôn là một trong những nguy cơ an ninh mạng nguy hiểm nhất.
Không cần phải nghĩ quá nhiều, đây chắc chắn là dạng mã độc gây hại nhiều nhất mà bạn cần lưu tâm, bởi không chỉ mã hóa toàn bộ dữ liệu hiện hữu trên máy tính của bạn, chúng còn liên tục gửi thông điệp đòi tiền chuộc.
Để nói về Ransomware các chuyên gia Trend Micro đã có nhiều bài viết khác chia sẻ cũng như những buổi họp báo để mọi người cùng có sự cảnh giác cần thiết cho những mã độc này. Không chỉ riêng Trend Micro mà còn rất nhiều công ty khác trên toàn cầu cũng rất quan tâm đến mã độc đe dọa đến an ninh mạng máy tính toàn hệ thống của họ.
Đôi khi, các biến thể của mã độc còn làm ngừng hoạt động một loạt toàn bộ máy tính trong hệ thống, dẫn đến tê liệt cả công ty, thất thoát không thể đong đếm nổi. Đã từng có rất nhiều trường hợp quyết định trả tiền chuộc dữ liệu nhưng kết quả thì những tin tặc mã hóa dữ liệu đã không giữ lời và họ đã phải chấp nhận mất tiền, mất cả dữ liệu vì trót tin vào lời kẻ xấu.
5.
Lừa đảo kiểu 419 Scam:
Đây là một trong những mánh khóe lừa đảo thường thấy do các tin tặc triển khai. Chúng thường bắt đầu bằng việc hứa hẹn sẽ chia cho bạn một phần tiền thưởng, để chiếm long tin của bạn chúng thậm chí có thể chuyển cho bạn phần tiền ban đầu khiến bạn tin tưởng chúng.
Và chúng sẽ tiếp tục thủ đoạn liên tục gửi thông tin về khoản tiền lớn khiến bạn động lòng tham, không dừng lại ở đó để tiếp tục củng cố niềm tin chúng sẽ cho bạn thấy nhiều bằng chứng hơn nữa, miễn là bạn tin bạn sẽ dễ dàng giao khoản tiền lớn cho chúng. Có nhiều nạn nhân vì muốn kiếm nhiều tiền nhanh đã giao cho chúng khoản tiền lớn, đến khi họ nhận ra thì số tiền họ gửi các tin tặc đã quá lớn không thể rút chân ra được nữa.
Cách thức lừa đảo này tương tự như bán hàng đa cấp nhưng chúng ở mức vĩ mô hơn cả thế bởi rất nhiều người dễ dàng tin tưởng và điều bạn cần làm là đừng bao giờ có những mối quan hệ làm ăn tiền bạc qua email hoặc chat.
Hết phần 1… Còn tiếp! Xem phần 2 tại đây!
——–
Cùng việc hợp tác với Synk, Trend Micro sẽ sớm có thêm công nghệ tự tìm kiếm những lỗ hổng bảo mật, tăng cường thêm các chức năng bảo vệ quan trọng cho hệ thống máy tính của các khách hàng thường xuyên.
>>> Tham khảo ngay các giải pháp của Trend Micro:
▪ Doanh nghiệp: https://trendmicro.ctydtp.vn/doanh-nghiep
▪ Cá nhân: https://trendmicro.ctydtp.vn/ca-nhan
>>> Hoặc gọi ngay #Hotline_19007172 để được tư vấn nhanh chóng!